Album ảnh |
Hình ảnh các kỳ quan nổi tiếng nhất, độc đáo nhất, đẹp nhất thế giới
Những kỳ quan hùng vĩ nhất của thế giới tự nhiên và thế giới nhân tạo. Nó chứa đựng trí tuệ của con người và độc đáo của tạo hóa cần chúng ta khám phá. Bạn sẽ không thể tin nổi sự tồn tại của chúng, hãy cùng Hinhanhonline.com khám phá những kỳ quan tuyệt đẹp và độc đáo này.
1. KIM TỰ THÁP GIZA, AI CẬP
Đại Kim tự tháp Giza, cũng được gọi là Kim tự tháp Khufu hay Kim tự tháp Cheops (29°58′41″B 31°07′53″Đ) là kim tự tháp cổ đại và lớn nhất nằm ở quần thể kim tự tháp Giza của Ai Cập.
Xem thêm
Các nhà Ai Cập học nói chung đã đồng ý rằng kim tự tháp được xây trong khoảng thời gian 24 năm từ khoảng năm 2560 TCN[1]. Mọi người cũng cho rằng Đại kim tự tháp được xây dựng làm lăng mộ cho Pharaon Cheops thuộc Triều đại thứ 4 thời Ai Cập cổ đại. Vị tể tướng của Cheops là Hemon được cho là kiến trúc sư của Đại Kim tự tháp này.
Quá trình xây dựng được các nhà Ai Cập học tin là trong khoảng 20 năm, đánh giá được chấp nhận rộng rãi nhất cho năm hoàn thành là khoảng 2560 TCN[1](Thời Cổ Vương quốc). Năm hoàn thành này được ủng hộ một cách không chắc chắn bởi những khám phá khảo cổ tới bây giờ vẫn chưa tiết lộ một nền văn minh nào (hay một dân số đủ lớn hay đủ khả năng kỹ thuật) xưa hơn Triều đại thứ tư trong khu vực này.
Đại Kim Tự Tháp này là mới nhất và lớn nhất trong ba kim tự tháp trong vùng Giza Necropolis giáp với Cairo, Ai Cập ở châu Phi. Nó là phần chính của một cấu trúc phức tạp các công trình bao gồm cả hai ngôi đền nhà xác để thờ Kheops (một gần kim tự tháp và một gần sông Nil), ba kim tự tháp nhỏ hơn cho các bà vợ của Kheops, và một kim tự tháp "vệ tinh" nhỏ hơn, một đường đắp cao nối hai ngôi đền và một nhà mồ nhỏ bao quanh kim tự tháp cho các quý tộc. Một trong các kim tự tháp nhỏ chứa mộ của hoàng hậu Hetepheres (khám phá năm 1925), em gái và vợ của Sneferu và mẹ của Kheops. Cũng có thành phố cho công nhân, bao gồm một nghĩa trang, các tiệm bánh, một xưởng làm bia và một khu để luyện (nấu chảy) đồng. Nhiều tòa nhà và các khu cấu trúc khác đang được khám phá bởi Dự án vẽ bản đồ Giza.
Cách vài trăm mét về phía tây nam Kim tự tháp Kheops là một kim tự tháp hơi nhỏ hơn khác, Kim tự tháp Khafre, một trong những người kế vị Kheops và được tin rằng là người đã xây dựng Đại Sphinx Giza Đại Nhân. Thêm vài trăm mét nữa ở phía tây nam là Kim tự tháp Menkaure, người kế vị Khafre, với chiều cao khoảng một nửa Đại kim tự tháp. Hiện nay, kim tự tháp Khafre là kim tự tháp cao nhất trong nhóm bởi Đại kim tự tháp đã mất khoảng 30 feet chiều cao vật liệu trên đỉnh. Thời cổ đại, Kim tự tháp Kheops quả thực là cao nhất, nhưng trên thực tế khi ấy kim tự tháp Khafre nhìn vẫn có vẻ cao hơn vì các cạnh của nó có góc đứng hơn so với Kim tự tháp Kheops và nó được xây dựng trên thế đất cao hơn.
Các vật liệu và nhân olipia
Nhiều ước tính khác nhau đã được đưa ra về số lượng nhân lực cần thiết xây dựng Đại kim tự tháp. Herodotus, nhà sử học Hy Lạp ở thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, đã ước lượng việc xây dựng có thể cần tới 100.000 người trong 20 năm. Những bằng chứng gần đây đã cho thấy khả năng trên thực tế số nhân công xây dựng được trả tiền cho sức lao động của mình, vì thế đòi hỏi phải có một hệ thống quan lại và kế toán được tổ chức ở mức khá chặt chẽ. Kiến trúc sư người Ba Lan Wieslaw Kozinski tin rằng cần phải có 25 người mới mang được một khối đá nặng 1,5 tấn. Dựa vào đó, ông ước tính số nhân công là 300.000 người trên công trường, với khoảng 60.000 ở những nơi khác. Nhà Ai Cập học thế kỷ 19 William Flinders Petrie đã đề xuất rằng đa số nhân công không phải là nô lệ mà là dân cư ở những vùng nông nghiệp tại Ai Cập, lao động vào những thời kỳ có lũ ở sông Nil và các hoạt động nông nghiệp đang tạm ngưng.
Nhà Ai Cập học Miroslav Verner thừa nhận rằng số lao động được tổ chức thành một hệ thống cấp bậc, gồm hai toán 1.000 người, được tổ chức thành năm zaa hay phyle với 200 người, có thể họ lại tiếp tục được phân chia nhỏ nữa theo trình độ tay nghề[3]. Một số nghiên cứu đưa ra các ước tính khác về số nhân công xây dựng. Ví dụ, nhà toán học Kurt Mendelssohn đã tính rằng lượng nhân lực cao nhất có thể lên tới 50.000 người, trong khi Ludwig Borchardt và Louis Croon cho rằng con số đó là 36.000. Theo Verner, việc xây dựng Đại kim tự tháp không đòi hỏi quá 30.000 nhân công.
Một cuộc nghiên cứu quản lý xây dựng do công ty Daniel, Mann, Johnson, & Mendenhall hợp tác cùng Mark Lehner và các nhà Ai Cập học khác tiến hành đã ước tính rằng toàn bộ dự án này cần lượng nhân công trung bình là 13.200 người và ở đỉnh điểm là 40.000. Không sử dụng ròng rọc, bánh xe, hay các công cụ sắt, họ giả định rằng Đại kim tự tháp từ khi khởi công tới khi hoàn thành mất khoảng 10 năm. Cuộc nghiên cứu ước tính số khối đá được sử dụng trong xây dựng ở trong khoảng 2-2,8 triệu (trung bình 2,4 triệu), nhưng lấy con số chính xác giảm còn 2 triệu sau khi trừ bớt diện tích ước tính của các khoảng không phòng bên trong[4]. Đa số các nguồn đồng ý với con số khoảng trên 2 triệu khối đá này[5]. Những tính toán của các nhà Ai Cập học cho rằng số nhân công phải đạt được mức 180 khối trên giờ (3 khối/phút) với mười giờ lao động mỗi ngày để đặt mỗi khối đá riêng biệt vào vị trí của chúng. Họ đưa ra được những ước tính này sau khi thử nghiệm xây dựng không sử dụng máy móc hiện đại[4]. Tuy nhiên, việc nghiên cứu này không đưa ra được công nhận, đặc biệt khi đem so sánh với các dự án xây dựng tại các nước thuộc thế giới thứ ba, hậu cần và tay nghề người thợ góp phần quan trọng vào việc xây dựng một công trình có tầm cỡ không tương đương với sự chính xác như vậy, hay trong số những điều khác, việc sử dụng tới 60-80 tấn đá lấy từ mỏ và vận chuyển qua một khoảng cách hơn 500 dặm.
Trái lại, một nghiên cứu khả thi Đại kim tự tháp liên quan tới việc khai thác đá từ mỏ đã được Giám đốc kỹ thuật Viện Đá vôi Idiana châu Mỹ Merle Booker tiến hành năm 1978. Với 33 mỏ đá, Viện được nhiều kiến trúc sư coi là một trong những cơ quan nghiên cứu đá vôi hàng đầu thế giới. Sử dụng thiết bị hiện đại, cuộc nghiên cứu đưa ra kết luận:
"Sử dụng toàn bộ cơ sở ngành công nghiệp đá vôi Indiana như hiện tại [33 mỏ], và lấy con số sản xuất gấp ba mức trung bình hiện nay, cần phải có 27 năm để khai thác đá, chế tạo và chuyên chở đủ số cần thiết."
Booker chỉ ra số thời gian cuộc nghiên cứu cho là đủ để các toa tàu chở hàng được sử dụng liên tục, không bị trễ hay có thời gian chết của máy móc trong suốt quãng 27 năm đó và cũng không tính tới khả năng tăng giá chi phí trong thời gian để hoàn thành công việc.
Những giá trị được các nhà Ai Cập học chấp nhận xác nhận kết quả sau:
2.400.000 khối đá được sử dụng ÷ 20 năm ÷ 365 ngày mỗi năm ÷ 10 giờ làm việc mỗi ngày ÷ 60 phút một giờ = 0,55 khối được hoàn thành trên mỗi phút
Vì thế dù có bao nhiêu công nhân được sử dụng hay bất kỳ hình thức nào, thì 1,1 khối phải được xếp vào đúng chỗ mỗi 2 phút trong 24 năm để hoàn thành Đại kim tự tháp trong thời gian đó. Để sử dụng phương trình tương tự, nhưng thay thời gian thành 100 năm chứ không phải 20, thì cứ mười phút phải hoàn thành 1,1 khối đá.
Tuy nhiên, phương trình không bao gồm khoảng thời gian và nhân công cần thiết cho việc thiết kế, lập kế hoạch, khảo sát và chuẩn bị mặt bằng diện tích 13 mẫu Anh của Đại kim tự tháp. Nó cũng không bao gồm thời gian xây dựng hai kim tự tháp chính khác trên cùng công trường, con Nhân Sư (Sphinx), các đền, các hệ thống đường đắp cao, nhiều dặm vuông mặt bằng được lát đá, chuẩn bị mặt bằng toàn bộ thung lũng Giza, 35 bến thuyền được đục vào trong đá nền cứng, hay nhiều thứ đòi hỏi nhiều nhân công khác. Toàn bộ thung lũng Giza đã được xây dựng trong thời cai trị của nhiều pharaoh trong chưa tới một trăm năm. Bắt đầu với vua Djoser cầm quyền từ 2687-2667 TCN, ba kim tự tháp lớn khác cũng đã được xây dựng - Kim tự tháp bậc Saqqara (được cho là kim tự tháp đầu tiên của Ai Cập), Kim tự tháp Bent và Kim tự tháp đỏ của vua Sneferu. Cũng trong giai đoạn này (từ 2686 đến 2498 TCN) đập Wadi Al-Garawi sử dụng theo ước tính tới 100.000 mét khối đá và gạch cũng đã được xây dựng[7]. Bắt đầu từ Saqqara, nhà Ai Cập học Barbara Mertz đã ước tính gần 700 kim tự tháp đã được xây dựng ở Ai Cập trong khoảng thời gian gần 500 năm.
Các lý thuyết về xây dựng
Herodotus đã cho rằng các khối đá sử dụng xây dựng Đại kim tự tháp được đặt vào vị trí bằng cách đưa chúng lên dần từng giàn giáo gỗ ngắn liên tiếp. Một khả năng khác được học giả cổ đại Diodorus Siculus đề xuất là các khối đá lớn được kéo lê dọc một hệ thống các đường dốc để tới độ cao cần thiết. Gần đây hơn, Mark Lehner cho rằng một đường dốc hình xoắn ốc, bắt đầu từ mỏ đá dẫn tới phía đông nam và tiếp tục chạy quanh bên ngoài kim tự tháp, có lẽ đã được áp dụng. Các khối đá có thể đã được đặt trên các xe trượt chạy trên đường được bôi trơn bằng nước hoặc sữa[9]. Một số người tin rằng các khối đá được di chuyển nhờ con lăn, súc gỗ tròn đặt liên tục bên dưới các khối đá[10].
Nếu một đường dốc được sử đụng để đưa các khối đá cao nhất vào vị trí thì nó phải ngày càng thu hẹp lại bởi vì đỉnh kim tự tháp nhỏ dần lên phía trên. Tuy nhiên, việc xây dựng con đường dốc đó cũng đòi hỏi rất nhiều nhân lực, quá nửa số nhân công cần thiết để xây dựng chính kim tự tháp. Việc khai quật vùng phía nam Đại kim tự tháp đã cho thấy bằng chứng sót lại của một con đường dốc gồm hai bức tường được xây bằng gạch vụn được trộn với Tafla hai bên. Ở giữa được nhồi cát và thạch cao tạo nên thân đường. Chúng đã được phát hiện trong khi tái bố trí các hệ thống âm thanh và ánh sáng tại Giza. Theo kích cỡ lý thuyết về con đường dốc tầm cỡ lớn đáp ứng yêu cầu cho việc xây dựng Đại kim tự tháp, chúng ta sẽ không hiểu con đường dốc cỡ nhỏ mới được khám phá đó được dùng vào việc gì.
Cũng có ý kiến cho rằng người Ai Cập có thể đã di chuyển các khối đá bằng sức gió, nhờ vào các cánh diều và các ròng rọc chứ không phải nhờ số lượng nô lệ đông đảo. Ngày 23 tháng 6 năm 2001, giáo sư hàng không Caltech Mory Gharib và một nhóm nhỏ sinh viên chưa tốt nghiệp đã nâng một cột tháp 6900 lb (3,1 tấn), cao 3 mét vào vị trí thẳng đứng nhờ sức gió 22 dặm/giờ (35 km/giờ) tại sa mạc California trong vòng 25. Họ sử dụng một cánh diều, hệ thống ròng rọc, và các khung đỡ để chứng minh rằng sức gió có thể được khai thác để tạo ra các lực nâng lớn. Maureen Clemmons lần đầu tiên nghĩ tới ý tường này khi xem một hình ảnh vài người đàn ông đang dựng một cột tháp trong tạp chí Smithsonian. Clemmons cũng tìm ra một mảnh vải len (frieze) thể hiện một mô hình cánh không thể xác định bên trên vài người đàn ông và có thể là một số dây chão[12].
Nhà khoa học vật liệu Joseph Davidovits đã thừa nhận rằng các khối đá kim tự tháp không phải là đá đục, mà đa số là một hình thức bê tông đá vôi: tức là chúng đã được 'đổ khuôn' như với xi măng hiện đại. Theo lý thuyết này đá vôi mềm chứa nhiều kaolinit được khai thác ở con suối cạn phía nam cao nguyên Giza. Chúng được ngâm trong những bể lớn gần sông Nil cho tới khi rữa trở thành sền sệt như hồ. Vôi (được tìm thấy trong tro bếp) và natri (cũng được người Ai Cập sử dụng trong ướp xác) được trộn vào. Sau đó các bể này được để bốc hơi tự do, còn lại một hỗn hợp như đất sét ướt. Thứ "bê tông" ướt này sẽ được mang tới công trình và được đóng vào trong các khuôn gỗ có thể tái sử dụng trong vài ngày để trải qua một quá trình phản ứng hóa học tương tự như sự 'đông cứng' của xi măng. Ông cho rằng, các khối đá mới sẽ được đổ khuôn ngay tại chỗ, bên trên khối cũ. Các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm sử dụng hỗn hợp tương tự do viện địa cao phân tử (geopolymer) ở bắc Pháp tiến hành thấy rằng một đội mười người, sử dụng các công cụ đơn giản, có thể xây dựng một cấu trúc gồm mười bốn khối đá từ 1,3 đến 4,5 tấn trong vài ngày.
Bố trí
Khi xây dựng, Đại kim tự tháp cao 150 m (146,5 mét hay 481 ft), nhưng vì bị ăn mòn và bị mất trộm phiến đá trên đỉnh (chóp tháp) chiều cao hiện tại là 455,21 ft, tương đương 138,75 m. Như đã được chứng minh trong nhiều văn tự trên giấy cói[cần dẫn nguồn], mỗi cạnh đáy thời xưa dài 440 (20,63 inch) cubit hoàng gia. Vì thế, cạnh đáy nguyên thủy dài 231 m mỗi phía và chiếm khoảng diện tích xấp xỉ 53.000 mét vuông với góc 51,7 độ— gần mức lý tưởng cho một kết cấu kim tự tháp ổn định. Ngày nay mỗi cạnh dài khoảng 230,36 mét. Kích thước giảm và vẻ ngoài thô hiện nay vì nó đã mất những tấm đá bóng ốp bên ngoài, một số tấm có kích thước lên tới hai mét rưỡi chiều dày và nặng hơn 15 tấn.
[14]Năm 1940, một phi công của Anh đã chụp hình được một trong những đặc điểm độc đáo nhất của Đại Kim tự tháp Giza ở Ai Cập. Bức ảnh cho thấy kim tự tháp thực sự có 8 mặt chứ không phải 4.
Góc chụp tại đúng thời điểm với độ sáng phù hợp cho thấy kim tự tháp này là những khối 8 mặt chứ không phải 4 mặt như thường nhìn thấy. Hiện tượng này chỉ có thể phát hiện vào lúc bình minh hay hoàng hôn tại, thời điểm xuân phân hay thu phân, khi mặt trời ngả bóng trên Kim tự tháp làm lộ rõ tám mặt, do cấu trúc bề mặt hơi lõm xuống. Điều thú vị ở đây là người kiến tạo ra các đặc điểm này phải có kiến thức hoàn hảo về chu kỳ mặt trời, vốn là một kiến thức cao cấp trong toán học. Có rất nhiều người biết về 8 mặt của kim tự tháp. Hầu hết cho rằng điều đó được một phi công khám phá lần đầu vào năm 1940, nhưng thật ra nó đã được đề cập tới trong quyển Mô tả về Ai Cập vào cuối thế kỷ 18 bởi ngài William Matthew Flinders Petrie – chủ tịch đầu tiên của khoa Ai Cập học ở Anh Quốc và đã tham gia khai quật nhiều di chỉ quan trọng bậc nhất ở Ai Cập.
Trong quá trình nghiên cứu kim tự tháp, ông Petrie đã nhận thấy ở trung tâm mỗi mặt đều có chỗ lõm vào, và có thể đo đạc được. Chi tiết độc đáo và khá ít người biết này có thể dễ dàng quan sát từ trên không, nhưng trong điều kiện ánh sáng phù hợp, người ta cũng có thể quan sát từ trên mặt đất. Nhiều giả thuyết đã được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu và khảo cổ khác nhau, nhưng cho đến nay chưa có lý giải nào thực sự thuyết phục.
Dưới đây là một số giả thuyết được tác giả Martin Isler liệt kê trong tạp chí của Trung tâm nghiên cứu Hoa Kỳ ở Ấn Độ (20:1983, pp. 27–32). Bài viết “Bàn về các mặt lõm của Đại Kim tự tháp” đưa ra các lý do sau: Nhằm tạo ra hình cong hướng vào trung tâm, giúp ngăn các mặt bên bị sạt lở. Tảng đá bao ở phần trung tâm sẽ cần phải to hơn, và vì thế sẽ phù hợp hơn để làm mốc cho các tảng đá khác cùng hướng. Nhằm liên kết tốt hơn giữa phần lõi và phần bao ngoài. Vì lý do thẩm mỹ, các mặt lõm sẽ làm cho công trình đẹp mắt hơn. Sau này khi dỡ các tảng đá bao ngoài, chúng sẽ lăn xuống trên các mặt kim tự tháp, gần phía trung tâm hơn là các cạnh. Xói mòn tự nhiên và cát do gió đẩy tới có ảnh hưởng mạnh hơn ở khu vực trung tâm. Nhưng tất cả các giả thuyết trên đều khó có khả năng xảy ra, vì ngay cả tác giả Isler cũng cho rằng “kim tự tháp đầu tiên như thế nào thì các kim tự tháp khác cũng tương tự.” Ông đưa ra 1 giả thuyết rằng “đó có thể là do phương pháp xây dựng khiếm khuyết” – phầm lõm vào là do nhiều lỗi xây dựng gộp lại mà thành, làm võng hàng đá. Nhưng các giả thuyết này vẫn có vẻ tự mâu thuẫn với nhau, bởi nếu là khiếm khuyết thì nhiều chỗ của kim tự tháp sẽ bị ảnh hưởng chứ không chỉ có phần trung tâm các mặt. Một số giả thuyết khác cho rằng mặt lõm này có thể đại diện cho 3 độ dài của năm: theo Mặt Trời, theo lịch thiên văn hoặc “bất thường.” Nhưng điều này chưa được chứng minh.
Một giả thuyết khá đáng chú ý là của John Williams, ông cho rằng chỗ lõm vào là để giúp kim tự tháp chịu được áp lực cực lớn ở bên trong (điều này có thể làm bạn nhớ tới giả thuyết khá nổi tiếng về việc kim tự tháp là một nhà máy năng lượng). Các nhà khảo cổ cho rằng Đại Kim tự tháp Giza được xây dựng vào khoảng năm 2500 TCN làm lăng mộ cho Pha-ra-ông Khufu, nhưng tuyên bố này vẫn chưa được chứng minh, và mục đích xây dựng công trình này vẫn còn đang được tranh luận sôi nổi. Ngày nay, chúng ta được dạy rằng Đại Kim tự tháp Giza là lăng mộ của vua pha-ra-ông nhưng trên thực tế người ta chưa tìm thấy bất kỳ thi thể nào trong kim tự tháp này, nên đây là điều gây tranh cãi. Có lẽ khi chúng ta có thể nhìn nhận lại về mục đích thực sự của việc xây kim tự tháp, các đầu mối mới trở nên rõ ràng hơn.
Trong thế kỷ 14 (năm 1301), một trận động đất lớn đã làm nhiều tấm đá ốp ngoài rơi ra, sau đó chúng bị Vua Hồi giáo Bahri An-Nasir Nasir-ad-Din al-Hasan mang đi năm 1356 để xây dựng các đền thờ Hồi giáo và các pháo đài tại Cairo gần đó; tới ngày nay, vẫn có thể thấy các tấm đá đó tại các công trình đó. Những nhà thám hiểm sau này đã thông báo về nhiều đống vật liệu vụn nát ở đáy các kim tự tháp hậu quả của sự sụp đổ tấm ốp sau đó và cuối cùng chúng đã bị dọn dẹp cho các cuộc khai quật. Tuy vậy, hiện nay ta vẫn thấy nhiều tấm đá ốp quanh đáy Đại kim tự tháp cho thấy tài nghệ xây dựng và ở đúng vị trí như đã được miêu tả trong hàng thế kỷ trước đó.
Những đo đạc kim tự tháp chính xác đầu tiên được Sir Flinders Petrie tiến hành năm 1880–82 và xuất bản trong cuốn Các kim tự tháp và các đền Gizeh[15]. Hầu như tất cả các báo cáo đều dựa trên những con số này. Petrie khám phá rằng kim tự tháp được định hướng 4' Tây bắc và kim tự tháp thứ hai cũng được định hướng tương tự. Petrie cũng khám phá ra sự định hướng khác biệt giữa lõi và vỏ ngoài (– 5'16" ± 10"). Petrie cho rằng việc tái xác định phương bắc đã được tiến hành sau khi hoàn thành phần lõi và bị lỗi, vì thế vỏ ngoài được xây theo hướng khác. Sự lệch hướng bắc này của lõi, tương đương với vị trí của các sao b-Ursae Minoris và z-Ursae Majoris khoảng 3.000 năm trước, đã tính đến sự tiến động của trục Trái Đất. Một cuộc nghiên cứu do nhà Ai Cập học Kate Spence tiến hành cho thấy những sự thay đổi về hướng của 8 kim tự tháp tương đương với những sự thay đổi vị trí của các ngôi sao đó theo thời gian. Điều này giúp xác định niên đại bắt đầu xây dựng kim tự tháp là năm 2467 TCN[16].
Trong bốn thiên niên kỷ đây là công trình cao nhất thế giới, và tiếp tục giữ vị trí này cho tới khi tháp Thánh đường Lincoln cao 160 mét được hoàn thành năm 1300. Độ chính xác trong xây dựng của kim tự tháp đạt tới mức bốn cạnh đáy có độ lệch trung bình chỉ là 50 mm chiều dài, và 12 giây góc so với một hình vuông chuẩn. Các cạnh hình vuông gần thẳng hàng với bốn điểm la bàn thứ tự tới trong 3 phút cung và dựa trên cực bắc thực chứ không phải cực bắc từ.
Kim tự tháp được xây dựng bằng những khối đá vôi, bazan hay hoa cương đã được đẽo gọt. Lõi được làm phần lớn bằng những khói đá vôi thô chất lượng thấp khai thác từ mỏ phía nam kim tự tháp Kheops. Những khối đá này nặng trung bình từ hai tới bốn tấn. Ước tính 2,4 triệu khối đã được sử dụng cho công trình. Các khối đá vôi chất lượng cao được sử dụng làm tấp ốp ngoài, một số khối có trọng lượng tới 15 tấn. Đá vôi được lấy từ Tura, khoảng 8 dặm từ phía bên kia sông Nil. Mỏ đá hoa cương có khoảng cách gần 500 dặm tại Aswan với những khối nặng tới 60-80 tấn, được sử dụng cho các cánh cổng và các căn phòng.
Tổng khối lượng kim tự tháp được ước tính khoảng 5,9 triệu tấn với thể tích (gồm cả một đồi nhỏ bên trong) khoảng 2.600.000 mét khối. Kim tự tháp là công trình lớn nhất Ai Cập và cao nhất thế giới (một kết cấu mới được khám phá ở Bosna có thể cao hơn). Chỉ Đại kim tự tháp Cholula tại Puebla, México có trọng lượng nhỏ hơn, nhưng có thể tích lớn hơn.
Khi hoàn thành, Đại kim tự tháp được ốp ngoài bởi các phiến 'đá ốp' trắng– nghiêng, nhưng có đỉnh phẳng, được mài rất trắng. Nhờ vậy công trình tỏa sáng rực rỡ dưới ánh mặt trời và thậm chí cả trong đêm với ánh trăng mọi người cũng quan sát thấy nó từ các ngọn núi phía nam Ai Cập, với khoảng cách 200 dặm (300 km). Hiển nhiên ngày nay mọi thứ còn lại chỉ là lõi kim tự tháp kiểu bậc thang, nhưng nhiều phiến đá ốp vẫn có thể được thấy xung quanh đáy. Các phiến đá ốp Đại kim tự tháp và Kim tự tháp Khafre (được xây dựng ngay bên cạnh) được cắt chính xác tới mức trên toàn bộ diện tích bề mặt chúng chỉ lệch khỏi mặt phẳng thực 1/50 inch. Chúng được gắn vào nhau hoàn hảo tới mức tới tận ngày nay ta cũng không thể nhét được một mũi dao vào giữa khe nối.
Đại kim tự tháp có cách bố trí bên trong khác với các kim tự tháp khác trong vùng. Số lượng đường đi và phòng lớn nhất, các chi tiết được hoàn thiện tinh vi, độ chính xác trong xây dựng đều là những điểm phân biệt giữa chúng. Các bức tường trong toàn bộ kim tự tháp đều trơn và không được khắc chữ, nhưng có những câu khắc — hay nói chính xác hơn là chữ viết trên tường — được cho là do các công nhân viết lên các phiến đá trước khi chúng được ráp với nhau. Tất cả năm phòng phụ (relieving chamber) đều có khắc chữ. Đoạn nổi tiếng nhất là đoạn nhắc tới tên Kheops; viết "năm 17 triều Kheops". Dù một số học giả lại đưa ra ý kiến khác, bởi khi xét đến vị trí tạm thời của nó thì khó có thể tin rằng nó đã được khắc sau khi xây dựng; thậm chí Graham Hancock đã chấp nhận điều này, sau khi Tiến sĩ Hawass cho phép ông nghiên cứu đoạn văn. Một đoạn khác nói về "những người bạn của Kheops", và có thể từng là tên của một trong những toán thợ. Dù nó không phải là một bằng chứng không thể phủ nhận về việc Kheops là người đầu tiên ra lệnh xây dựng Đại kim tự tháp, tuy nhiên nó thật sự xóa bỏ nghi vấn về việc ít nhất ông có tham gia vào một số công đoạn xây dựng (hay những công việc sửa chữa công trình sau này) trong thời cai trị của mình.
Có ba phòng bên trong Đại kim tự tháp. Chúng đều được bố trí ở vị trí trung tâm, trên trục đứng của kim tự tháp. Phòng thấp nhất ("phòng chưa hoàn thiện") được đục vào đá xây kim tự tháp. Phòng này là phòng lớn nhất, nhưng hoàn toàn chưa hoàn thành, chỉ mới được đục thô vào đá.
Phòng giữa, hay Phòng Nữ hoàng, là phòng nhỏ nhất, có kích thước khoảng 5,74 × 5,23 mét, và cao 4,57 m. Bức tường phía đông phòng có một ô cửa góc hay hốc tường lớn, và hai ống thông hơi hẹp, chỉ rộng khoảng 20 cm, kéo dài từ phòng này đến bề mặt ngoài kim tự tháp, nhưng bị các "cánh cửa" đá vôi chặn ở nhiều đoạn. Nhà Ai Cập học Mark Lehner tin rằng Phòng Nữ hoàng được dự định dùng làm một serdab— một cấu trúc được tìm thấy trong nhiều kim tự tháp Ai Cập khác— và rằng hốc tường có lẽ đã từng chứa một pho tượng. Người Ai Cập cổ đại tin rằng tượng sẽ được dùng làm một con tàu "dự trữ" cho Ka (linh hồn) của pharaoh, nếu xác ướp bị phá huỷ. Tuy vậy, mục đích thực sự của căn phòng vẫn còn là điều bí ẩn.
Ở cuối hoàng loạt những lối dài dẫn vào trong kim tự tháp là cấu trúc của phòng chính Phòng Hoàng đế. Phòng này ban đầu có kích thước 10 × 20 × 5V5 cubit, hay khoảng 17 × 34 × 19 ft, gần kiểu hình khối kép.
Các đặc điểm chính khác của Đại kim tự tháp gồm Phòng trưng bày lớn, quan tài được tìm thấy trong Phòng Hoàng đế, cả các lối lên và lối xuống, và phần thấp nhất của "phòng chưa hoàn thiện" bên trên.
Phòng trưng bày lớn (49 × 3 × 11 m) có đặc điểm ở thiết kế kiểu tay đòn đỡ khéo léo và nhiều "khoảng trống" được đặt cách quãng đều dọc theo chiều dài mỗi phía đáy với một "rãnh" chạy dọc chiều dài sàn phòng. Những khoảng trống này được dùng làm gì hiện vẫn là điều bí ẩn. Kim tự tháp Đỏ tại Dashur cũng có các phòng trưng bày lớn và thiết kế tương tự.
Quan tài trong phòng Hoàng đế được khoét trong một phiến đá granit Aswan đỏ và quá lớn để được mang vào qua đường đi bên trong. Quan tài có được dự định đựng xác hay không vẫn là điều chưa được biết, nhưng nó quá ngắn đề đặt một người có tầm vóc trung bình vào trong mà không gập cong chân lại (một kỹ thuật không được áp dụng trong nghi lễ tang Ai Cập) và nắp của nó cũng không được tìm thấy.
"Phòng chưa hoàn thiện" nằm 90 feet sâu dưới đất và còn ở tình trạng thô, thiếu tính chính xác như các phòng khác. Phòng này không được các nhà Ai Cập học xem xét bởi vì đơn giản đó chỉ là một sự thay đổi kế hoạch, những người thiết kế đã dự định dùng nó làm phòng chôn cất nhưng sau này Vua Kheops đã thay đổi ý kiến và muốn được chôn trong một phòng ở cao hơn[17]. Nếu xét đến sự chính xác tuyệt đối trong việc lập kế hoạch cũng như xét đến bất kỳ một giai đoạn xây dựng nào của Đại kim tự tháp thì kết luận này cũng là một điều có vẻ khá đáng ngạc nhiên.
Hai nhà Ai Cập học không chuyên người Pháp, Gilles Dormion và Jean-Yves Verd'hurt, vào tháng 8 năm 2004 đã tuyên bố rằng họ đã khám phá ra một phòng chưa từng được biết tới trước đó dưới mặt đất Phòng nữ hoàng bên trong kim tự tháp sau khi sử dụng radar tìm kiếm và phân tích kiến trúc. Họ cho rằng phòng này vẫn chưa bị xâm phạm và có thể đang chứa thi thể nhà vua. Họ cũng cho rằng Phòng Hoàng đế, phòng thường được cho là nơi yên nghỉ ban đầu của Kheops không phải được xây dựng với mục đích làm phòng chôn cất.
Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org
2. HAGIA SOPHIA, THỔ NHĨ KỲ
Những ngọn tháp sừng sững của Hagia Sophia nằm trên đường chân trời của Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Ít ai biết vương cung thánh đường bằng đá tráng lệ này là một phần của thành phố cổ đại 1500 năm tuổi và được mệnh danh là Ayasofya – nam châm thu hút, tập trung trí tuệ và sự thông thái của nhân loại.
Xem thêm
Lịch sử Quảng trường Ba Đình: Ban đầu là một cổng phía Tây của Kinh thành Thăng Long, nơi sầm uất buôn bán với nhiều làng nghề. Đến đầu thế kỷ 20, quảng trường được người Pháp xây dựng và lấy tên của một linh mục người Pháp là Puginier đặt cho quảng trường.
Trải qua 2 lần đổi tên nữa là Quảng trường Hồng Bàng và Quảng trường Độc Lập thì cuối cùng được đổi tên như bây giờ. Có một sự thật mà ít người biết là cái tên Quảng trường Ba Đình không phải do Bác Hồ đặt mà là của bác sĩ Trần Văn Lai – thị trưởng Hà Nội của chính phủ Trần Trọng Kim.
Không chỉ là nơi Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập, đây còn là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của lịch sử nước nhà. Từ sau ngày Thủ đô giải phóng, từ năm 1954 đến 1969 đây còn là nơi Bác Hồ sống và làm việc, nơi diễn ra những cuộc họp quan trọng của Trung ương Đảng, Chính phủ và Quốc hộiCông trình nuôi dưỡng tinh thần này đã tồn tại dưới nhiều đế chế và các tôn giáo chuyển tiếp: từ khi bắt đầu như một vương cung thánh đường bất diệt của Cơ đốc giáo rồi trở thành nhà thờ Hồi giáo, sau là viện bảo tàng và bây giờ, một lần nữa trở thành nhà thờ Hồi giáo.
Là một kỳ quan kiến trúc, Hagia Sophia trong tiếng Hy Lạp nghĩa là trí tuệ thánh thiện, có một lịch sử đầy hấp dẫn và trở thành điểm tham quan yêu thích của khách du lịch, cũng là điểm đến của tín đồ hành hương. Nhà thờ này như một nhân chứng chứng kiến các cuộc thập tự chinh, chiến tranh thế giới và những thay đổi chính trị rộng lớn, nhưng di sản của nó vẫn là phần quan trọng tại trung tâm lịch sử Thổ Nhĩ Kỳ và thế giới.
Thời kỳ tiền cổ đại
Cũng như nhiều nhà thờ lớn và các thánh đường, Hagia Sophia nằm trên địa điểm được cho là nơi tôn nghiêm của các công trình tôn giáo. Người ta tin rằng một ngôi đền của người ngoại giáo La Mã đã từng nằm ở đây. Dưới Đế chế La Mã, thành phố cổ đại quan trọng trên eo biển Bosporus này được gọi là Byzantium cho đến thời trị vì của Hoàng đế Constantine I. Vị hoàng đế Cơ đốc đầu tiên đã chuyển thủ đô của mình từ Rome đến Byzantium vào năm 324 CN. Thành phố sau đó đã được đổi tên thành Constantinople. Sự thay đổi lớn trong chính sách tôn giáo của La Mã và trung tâm quyền lực về mặt địa lý này đã khiến Constantinople trở thành địa điểm quan trọng trong Cơ đốc giáo. Giám mục của Constantinople chỉ đứng sau giám mục của Rome về quyền lực và uy tín.
Nhà thờ Cơ đốc giáo đầu tiên trên địa điểm của Hagia Sophia được cho là đã được xây dựng bởi con trai của Constantine là Hoàng đế Constantius II vào năm 360 CN, mặc dù có thông tin cho rằng việc xây dựng có thể do chính Constantine tiến hành khi ông thành lập thủ đô mới. Các Hoàng đế La Mã sau này tiếp tục bổ sung và tu bổ những gì được gọi là “Nhà thờ Lớn”. Phần còn lại của nhà thờ cổ được khai quật từ thế kỷ thứ 5 cho thấy các tác phẩm bằng đá phức tạp, bao gồm trần hình vòm và các bức phù điêu mô tả biểu tượng Cơ đốc giáo ban đầu. Nhà thờ cổ này đã bị hỏa hoạn thiêu rụi năm 532 CN trong cuộc nổi dậy Nika – một cuộc nổi dậy bạo lực có động cơ chính trị từ những công dân bất bình với những cố vấn và chính sách của Hoàng đế Justinian I.
Thời kỳ kiểm soát của Justinian Đại đế
Mặc dù phải đối mặt với một cuộc nổi dậy lớn nhưng vị hoàng đế này vẫn được nhớ đến với tên gọi Justinian Đại đế. Trị vì từ năm 527 đến năm 565 CN, hoàng đế chỉ kiểm soát nửa phía Đông, nơi từng là Đế chế La Mã bao gồm Địa Trung Hải. Nửa phía Tây, bao gồm cả bản thân thành Rome cũng đã suy yếu nội bộ. Chế độ cai trị của nó đã tan rã về mặt chính trị dưới áp lực của những “kẻ man rợ” như người Đức Goth. Đến năm 476 CN, đế chế phía Tây không còn tồn tại nữa. Nửa phía Đông được gọi là Đế chế Đông La Mã hoặc Đế chế Byzantine. Justinian I đã thống lĩnh một thời kỳ mở rộng quân đội và cải cách luật pháp. Ông nổi tiếng với bộ luật Justinian, bộ luật mang cải tiến luật dân sự La Mã để tạo ra hệ thống pháp luật thống nhất và độc quyền.
Một trong số những di sản chính của ông chính là Hagia Sophia ngày nay. Sau cuộc nổi dậy Nika phá hủy Nhà thờ Lớn, Justinian gần như ngay lập tức ra lệnh xây dựng một nhà thờ mới. Dưới thời các KTS Anthemius của Tralles và Isidorus của Miletus, một công trình mới được dựng lên nhanh chóng. Các KTS thời này đều là những nhà toán học và Hagia Sophia được dựa trên kiến thức về kỹ thuật và hình học. Họ đã tạo nên một mái vòm đá khổng lồ cao, được hỗ trợ bởi hai mái vòm nhỏ hơn hai bên.
Nội thất có ba lối đi và một phòng trưng bày trên tầng hai. Bên ngoài được dát bằng những phiến đá cẩm thạch trắng mỏng trong khi bên trong là đá cẩm thạch đa sắc với màu xanh lá cây, tím và xám phong phú. Hệ thống cột đã giúp nâng đỡ tòa nhà được nhập từ các tòa nhà khác ở khắp đế chế.
Tuy nhiên, nhà thờ mới này không thể chịu được trọng lượng của mái vòm sau khi trải qua hai trận động đất vào những năm 550. Một mái vòm mới được xây dựng cao hơn nhưng sức bền tốt hơn nhờ sự hỗ trợ của các mặt dây chuyền. Nội thất sang trọng trong nhà thờ được tô điểm nhờ Justin II – người thừa kế của Justinian khi đã thêm vào những bức tranh khảm vàng. “Cửa Hoàng đế” được dành cho cá nhân các hoàng đế.
Trong gần 900 năm, công trình này vẫn thuộc về người Byzantine và được bổ sung thêm nhiều tính năng mới qua các thời. Giữa thế kỷ 10 và 11, nhiều bức khảm đã được thay đổi hoặc được thêm vào. Nhiều bức khảm quyền lực như Hoàng đế Byzantine, Constantine Đại đế (người được phong thánh trong nhà thờ phương Đông), Đức mẹ đồng trinh và Chúa Kito. Những bức khảm được thêm vào một số có nguồn gốc ngoại giáo.
Trong suốt thời kỳ Byzantine, Hagia Sophia được tu tạo nhiều lần do tuổi tác và các hư hại khác từ động đất và hỏa hoạn. Năm 1054, cuộc Đại Ly giáo chia cắt Giáo hội thành hai nửa Chính thống giáo Đông phương và Công giáo La Mã. Trong khi phương Tây công nhận thẩm quyền của Giáo hoàng (giám mục của Roma) thì phương Đông lại từ chối khái niệm giáo hoàng nhưng coi giáo chủ (một trong năm giám mục quan trọng lãnh đạo giáo hội, được xác định vào thời Justinian) của Constantinople như “người đứng đầu nhưng bình đẳng”.
Sau khi chia cắt, phía Đông bị bao vây bởi các cuộc Thập tự chinh do Giáo hội Công giáo La Mã ra lệnh. Mặc dù nhắm vào các Thánh địa do người Hồi giáo chiếm đóng là mục tiêu ban đầu của quân thập tự chinh nhưng đến cuộc thập tự chinh thứ tư, lực lượng Công giáo đã nhắm vào các anh em Chính thống giáo. Năm 1204, thành phố Constantinople bị cướp phá, bao gồm cả nhà thờ Hagia Sophia.
Dưới Đế chế Ottoman
Các sự kiện của thế kỷ 13 đã làm suy yếu vĩnh viễn Đế chế Byzantine. Ngược lại, các nền văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ ở phía Đông vùng đất Byzantine lại phát triển quyền lực.
Lấy tên từ nhà lãnh đạo Osman I, Đế chế Ottoman đã tấn công mạnh vào vùng Balkan và dần lấy được sức mạnh quân sự. Năm 1453, Sultan Mehmed II chiếm thành Constantinople, lấy đi viên ngọc quý cuối cùng của Đế chế Byzantine cũ. Trong cuộc chinh phạt này, tòa nhà vốn đã cũ kỹ lại càng bị hư hại và bị cướp phá. Tuy nhiên, vẻ đẹp của nó dường như đã hạ gục được Sultan, người đã quyết định chuyển đổi mục đích nhà thờ này thành một nhà thờ của người Hồi giáo.
Về mặt tôn giáo, sự cải đạo này được gọi là shahada (tuyên ngôn về đức tin) và tổ chức buổi cầu nguyện thứ Sáu tại Aya Sofya (Hagia Sophia trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ). Về mặt kiến trúc, sự thay đổi trong tín ngưỡng dẫn đến một số bổ sung mới. Một mihrab quay mặt về hướng Thánh địa Mecca đã thay thế bàn thờ Thiên chúa giáo và một minbar (bục giảng có cầu thang cho các bài thuyết pháp) cũng được thêm mới. Một tháp nhỏ được dựng lên dành cho những lời cầu nguyện.
Những nhà thống trị của Ottoman tiếp tục sửa chữa và thay đổi tòa nhà theo mục đích của họ. Những ngọn tháp như ngày nay chúng ta vẫn thấy được thêm vào ở thế kỷ 15 và 16. Người cai trị của thế kỷ 16 Suleiman the Magnificent được dán trên những bức tranh khảm Byzantine. Các biểu tượng tượng hình trong nhà thờ Hồi giáo thường bị cấm. Sau đó, họ đã thêm một hình lưỡi liềm vàng trên mái vòm, một đài phun nước, một bếp súp để làm từ thiện và một số bình đựng bằng đá cẩm thạch từ thời cổ Hy Lạp. Những cải tạo thế kỷ 19 sau đó luôn nhằm mục đích tăng cường sức chống đỡ của mái vòm. Vào thời điểm này, các huy chương thư pháp mang tính biểu tượng đã được tạo ra để tôn vinh Allah và Nhà tiên tri Muhammed cũng như một số bạn đồng hành và người thân của ông.
Trở thành một bảo tàng hiện đại
Sau Thế chiến I, Đế chế Ottoman không còn tồn tại như một thực thể chính trị mà thay vào đó, Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ chính thức được công nhận vào năm 1923. Constantinople trở thành thành phố Istanbul. Năm 1934, dưới thời Tổng thống Kemal Atatürk, nhà thờ Hagia Sophia bị thế tục hóa. Năm sau, tòa nhà trở thành bảo tàng và các bức tranh khảm từng được bao phủ và sàn cổ nguyên bản đã được khai quật.
Trong hầu hết thế kỷ 20, việc sửa chữa thường xuyên là cần thiết. Nằm trong Di sản Thế giới được UNESCO công nhận, được gọi là “Khu vực Lịch sử của Istanbul”, tòa nhà đã trở thành đối tượng được bảo tồn định kỳ. Giờ đây, có hơn ba triệu người mỗi năm ghé thăm địa điểm nổi tiếng này.
Quay lại không gian thờ cúng
Là một không gian linh thiêng đối với cả Cơ đốc Chính thống và Hồi giáo, nhiều tín đồ rất quan tâm đến việc sử dụng Hagia Saphia như một nơi thờ cúng. Những lời kêu gọi chuyển đổi tòa nhà thế tục trở lại thành nhà thờ Hồi giáo đã tăng lên trong 10 năm qua.
Vào tháng 7 năm 2020, bảo tàng chính thức được chuyển trở lại thành nhà thờ Hồi giáo dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan. Động thái này đã gây ra nhiều căng thẳng và tranh cãi. Các phe phái thế tục và tôn giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ không đồng ý về quyết định này, trong khi các đại diện của đức tin Chính thống giáo trên khắp thế giới đã bày tỏ sự thất vọng. Việc thay đổi được thực hiện mà không tham khảo ý kiến của UNESCO, mặc dù các nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ cho biết các biểu tượng Kitô giáo bên trong sẽ không bị thay đổi và Hagia Sophia sẽ vẫn mở cửa cho tất cả mọi người.
Việc Hagia Sophia trở lại làm nơi thờ tự là chương mới trong lịch sử hình thành và phát triển lâu dài của nó. Tuy nhiên đây vẫn là trung tâm của các sự kiện quốc gia và địa chính trị đối với cấu trúc tráng lệ này.
Nguồn tham khảo: https://kienviet.net
3. ĐỀN TAJ MAHAL, ẤN ĐỘ
Taj Mahal, ngôi đền nổi tiếng ở Ấn Độ được xem là biểu tượng của tình yêu bất diệt giữa hoàng đế Shah Jahan và hoàng hậu Mumtaz Mahal. Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Đền Taj Mahal của Ấn Độ là Di sản văn hóa thế giới năm 1983.
Xem thêm
Đền Taj Mahal nằm ở thành phố Agra bang Utar Pradesh, phía bắc Ấn Độ. Ngôi đền được xây bằng đá trắng trên một không gian rộng lớn, hài hòa làm tôn lên vẻ đẹp diễm lệ, thanh khiết của nó. Với kiến trúc Ấn – Hồi đặc trưng, Taj Mahal lung linh trên trời xanh như một viên ngọc quý làm ngây ngất bất cứ ai có dịp được chiêm ngưỡng.
Lịch sử xây dựng Taj Mahal gắn liền với câu chuyện về tình yêu bất diệt của hoàng đế Shah Jahan (lên ngôi năm 1627) với người vợ yêu quý là hoàng hậu Mumtaz Mahah. Bà không may qua đời ở tuổi 39 sau khi sinh người con thứ 14 của họ (1631).
Có nhiều câu chuyện về cái chết của hoàng hậu đã được truyền tai nhau qua nhiều thế kỷ trong đó câu chuyện được kể nhiều nhất là: cái chết của hoàng hậu Mumtaz khiến hoàng đế đau buồn vô hạn, chỉ sau một đêm tóc của ông trở nên bạc trắng. Trước khi nhắm mắt, hoàng hậu Mumtaz đề nghị đề nghị hoàng đế xây cho mình một lăng mộ để kỷ niệm tình yêu của họ. Ngay sau đó, vì tình yêu dành cho hoàng hậu, hoàng đế Shah Jahan đã tự mình theo dõi việc xây dựng Taj Mahal trong 16 năm (1632 – 1648) để có được một món quà tặng cho người vợ quá cố.
Taj Mahal được xây bằng đá cẩm thạch trắng và nhiều loại đá quý được mang về từ nhiều nơi trên thế giới. Chính vì thế, màu sắc ngôi đền biến đổi kỳ ảo trong ngày nhờ sự biến màu của các loại đá quý theo những thời điểm khác nhau tùy thuộc vào sắc nắng.
Quần thể kiến trúc đền Taj Mahal có 5 hạng mục là cổng chính, vườn cây, nhà thờ Hồi giáo, khu nghỉ và lăng mộ chính. Đền Taj Mahal được xây trên một khu đất rộng 304m và dài 580m, ở chính giữa khu đất là một lâu đài (lăng mộ của hoàng đế Shah Jahan và hoàng hậu Mumtaz Mahah) đáy hình bát giác cao 75m với mái vòm tròn được làm hoàn toàn bằng đá cẩm thạch trắng và sa thạch. Bao quanh là 4 vòm tròn nhỏ. Bốn góc đền là 4 tháp cao 40m. Theo quan niệm Hồi giáo, số 4 tượng trưng cho sự thiêng liêng và bất diệt. Chiều cao của ngôi đền khoảng 80m. Xung quanh tòa lâu đài là những bức tường nhiều cửa sổ và cửa ra vào hình vòm cuốn, được chạm khắc cực kỳ tinh xảo bằng các loại đá quý khác nhau. Trên gian phòng lớn ở tầng hai là 2 ngôi mộ của hoàng đế Shah Jahan và hoàng hậu Mumtaz Mahal được khảm bằng 12 loại đá quý nhiều màu sắc trên nền cẩm thạch trắng trang trí nhiều họa tiết trang nhã.
Các công trình phụ xung quanh Taj Mahal cùng vườn cây hoàn thành khoảng 5 năm sau đó tạo nên một quần thể kiến trúc hài hòa, làm tôn thêm vẻ đẹp tráng lệ của công trình chính.
Taj Mahal được kiến trúc sư Ustad Tsa người Iran vẽ thiết kế, theo những câu chuyện lưu truyền thì ông chính là kiến trúc sư giỏi nhất thời kỳ đó đã được Hoàng đế Shah Jahan bỏ ra nhiều công sức để mời về để thiết kế và giám sát xây dựng kỳ quan này.
Để hoàn thành đền Taj Mahal ước tính cần đến 20.000 công nhân và thợ thủ công của Ấn Độ. Để chuyên trở nguyên vật liệu chủ yếu là đá, nhà vua đã mua hơn 1.000 con voi để đủ sức chở vật liệu về đến đền. Nhiều loại nguyên liệu quý đã được tìm mua và đưa về từ nhiều vùng đất xa xôi, chính những điều này đã tạo nên sự khác biệt cho ngôi đền.
Nếu như Agra là cả một vườn hoa đẹp của nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ thời Mogol, thì Taj Mahal là niềm tự hào của đất nước này. Thật sự Taj Mahal đã được tạo nên bằng máu thịt và trí tuệ của người Ấn Độ và trở thành một trong những kiệt tác của nghệ thuật kiến trúc nhân loại.
Bởi vẻ đẹp tráng lệ và câu chuyện tình yêu bất diệt, đền Taj Mahal được biết đến rộng rãi trên khắp thế giới. Ngôi đền này rất xứng đáng với tên gọi là Viên ngọc châu của những đền đài Ấn Độ hay Giấc mơ tiên hiện thành đá trắng và là một trong những di sản văn hóa nổi tiếng nhất của Ấn Độ.
Nguồn tham khảo: https://photostravel.com.vn
4. THÁP EIFFEL, PHÁP
Tháp Eiffel (tiếng Pháp: Tour Eiffel) là một công trình kiến trúc bằng thép nằm trên công viên Champ-de-Mars, cạnh sông Seine, thành phố Paris. Vốn có tên nguyên thủy là Tháp 300 mét (Tour de 300 mètres), công trình này do kỹ sư Gustave Eiffel và các đồng nghiệp của mình thiết kế và xây dựng từ năm 1887 tới năm 1889 nhân dịp Triển lãm thế giới năm 1889, và cũng là dịp kỷ niệm 100 năm Cách mạng Pháp.
Xem thêm
Chiều cao nguyên bản của công trình là 300 mét nếu theo đúng thiết kế, nhưng cột ăng ten trên đỉnh đã giúp tháp Eiffel đạt tới độ cao 325 mét. Từ khi khánh thành vào năm 1889, tháp Eiffel là công trình cao nhất thế giới và giữ vững vị trí này trong suốt hơn 40 năm. Ngay từ đầu, ngoài chức năng để du lịch, tháp Eiffel còn được sử dụng cho các mục đích của ngành khoa học. Ngày nay, tháp tiếp tục là một trạm phát sóng truyền thanh và truyền hình cho vùng đô thị Paris.
Trở thành biểu tượng của "kinh đô ánh sáng", tháp Eiffel là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng nhất toàn cầu. Từ khi khánh thành cho tới năm 2007, tháp đã có hơn 236 triệu lượt khách viếng thăm. Riêng năm 2007, tháp Eiffel đã đón tiếp gần 7 triệu du khách, giữ vững vị trí công trình thu phí thu hút nhất trên thế giới.[9]
Tháp Eiffel vốn được thiết kế để làm "cái đinh của Triển lãm thế giới năm 1889 tại Paris", phô trương những công nghệ xây dựng của Pháp. Vào thời kỳ đầu, công trình đã gây ra những tranh cãi về vẻ thẩm mỹ, công năng... Tuy vậy, tháp Eiffel vẫn giành được thành công nhanh chóng, trở thành địa điểm thu hút du khách bậc nhất và con số dần ổn định từ những năm 1960[10].
Địa chỉ chính thức của tháp Eiffel ở số 5 đại lộ Anatole France, Quận 7, Paris. Nằm bên sông Seine, tháp Eiffel thuộc đường thẳng bắt đầu từ Palais de Chaillot, qua vườn Trocadéro và sông, tới Eiffel rồi chạy dọc Champ-de-Mars, đến École Militaire và gần như thẳng tiếp tới tháp Montparnasse. Đây đều là các công trình nổi tiếng của Paris, được hoàn thành trong những giai đoạn khác nhau. Sân của Palais de Chaillot, bên cạnh quảng trường Trocadéro, là địa điểm lý tưởng nhất để ngắm nhìn tháp.
Ngay sau Triển lãm thế giới năm 1889, tháp Eiffel đã thuộc sở hữu của thành phố Paris. Hiện nay công trình do Công ty khai thác tháp Eiffel (Société d'exploitation de la tour Eiffel - SETE) quản lý. Với ba tầng sàn, không gian của tháp Eiffel được chia cho nhiều dịch vụ khác nhau. Ngoài hai nhà hàng Altitude 95 và Le Jules-Verne nằm ở tầng hai và ba, tháp còn có các hiệu ăn nhanh, phòng trưng bày, cửa hàng lưu niệm, điểm truy cập Internet, cửa hàng bán các con tem kỷ niệm của Pháp... Tổng cộng, tháp Eiffel cần đến khoảng 500 nhân viên, gồm 250 người thuộc SETE và 250 nhân viên cho các dịch vụ còn lại[11]. Đón tiếp khách du lịch đến từ mọi quốc gia, tháp Eiffel mở cửa tất cả các ngày trong năm, từ 9 giờ tới 24 giờ trong khoảng 13 tháng 6 tới 31 tháng 8 và 9 giờ 30 tới 23 giờ trong khoảng thời gian còn lại của năm.
Tầng mặt đất
Bốn chân của tháp Eiffel tạo thành một hình vuông lớn có cạnh 125 mét, theo đúng với đăng ký tại cuộc thi năm 1886. Chiều cao 325 mét với 116 ăng ten, nền tháp Eiffel nằm ở độ cao 33,5 mét so với mực nước biển.
Móng: Hai cột trụ phía École Militaire nằm trên một lớp bê tông dày 2 mét, bên dưới còn một lớp sỏi. Chiều sâu của móng là 7 mét. Hai cột trụ phía sông Seine cũng tương tự và nằm dưới mức nước của sông. Các công nhân đã phải làm việc trong những ket-xon – giếng chìm hơi ép – bằng kim loại bịt kín. Mười sáu khối móng chống đỡ cho mỗi chân tháp và các bu lông mỏ neo lớn bằng thép dài 7,80 mét cố định cho các trụ.
Chân tháp: Mỗi chân tháp mang hình vuông, nằm ở bốn góc hình vuông lớn. Nền của các trụ này là những bệ bê tông cao 4 mét, cạnh 25 mét. Ngày nay, các quầy bán vé nằm ở các chân phía Bắc và Tây, mỗi năm tiêu thụ 2 tấn giấy vé. Cầu thang máy đặt ở các chân phía Đông và Tây, khoảng tám phút một chuyến. Còn cầu thang bộ nằm ở chân tháp phía Đông, gồm 1.665 bậc lên tới đỉnh nhưng chỉ mở cho công chúng lên tới tầng ba. Ở chân tháp phía Nam còn có một cầu thang máy dành riêng cho nhân viên và khách của nhà hàng Le Jules-Verne trên tầng hai.
Vòng cung: Được đỡ bởi bốn trụ, các vòng cung này ở độ cao 39 mét so với mặt đất và có đường kính 74 mét. Theo bản vẽ ban đầu của Stephen Sauvestre, phần vòm cung còn được trang trí cầu kỳ. Đối với công trình, vòm cung này có chức năng thẩm mỹ và giúp chân tháp vững chắc.
Tầng hai
Ở độ cao 57 mét so với mặt đất, tầng hai của tháp Eiffel có diện tích 4.200 m², mang hình vuông tương tối và có thể chứa khoảng 3.000 người.
Một hành lang chạy bao quanh tầng hai, cho phép du khách ngắm nhìn toàn cảnh 360°Của Paris. Trên hành lang trang bị các kính viễn vọng cùng chỉ dẫn giúp du khách quan sát các công trình của thành phố. Mặt phía ngoài ghi tên 72 nhà khoa học của thế giới trong hai thế kỷ XVIII và XIX.
Tầng hai còn có nhà hàng Altitude 95 ngụ trên hai tầng nhỏ. Altitude 95 có các bàn nhìn ra ngoài quang cảnh thành phố, phía ngược lại là các bàn nhìn vào phía bên trong của tháp. Tên của nhà hàng có nghĩa: chiều cao 95 mét, tức độ cao tầng hai của tháp so với mực nước biển.
Ở tầng này cũng có thể thấy nhiều vết tích của lịch sử ngọn tháp. Như những đoạn cầu thang xoáy trôn ốc, vốn là nguyên bản của công trình, dẫn lên tới tận đỉnh. Chiếc cầu thang này đã được tháo vào năm 1986 khi thực hiện các công việc cải tạo quan trọng. Cắt thành 22 phần, 21 đoạn của cầu thang đã được đem bán đấu giá và phần lớn những người mua là các nhà sưu tập Hoa Kỳ.
Cuối cùng, một đài quan sát ở đỉnh cho phép ghi lại các dao động, thay đổi của tháp dưới ảnh hưởng của gió và giãn nở nhiệt. Gustave Eiffel đã thiết kế cho ngọn tháp chịu được biên độ 70 cm, nhưng thực tế chưa bao giờ xảy ra đến mức độ đó. Trong đợt nắng nóng năm 1976, biên độ giãn nở đạt mức 18 cm và trong trận bão tháng 12 năm 1999, sức gió 240 km/giờ, biên độ dao động chỉ tới 13 cm. Pierre Affaticati và Simon Pierra cũng khắc phục vấn đề co giãn này vào năm 1982 với biện pháp gia cố thêm các kim loại khác nhau cho khung tháp.
Tầng ba
Ở độ cao 115 mét so với mặt đất, tầng ba của tháp Eiffel có diện tích 1.650 mét vuông, mang hình vuông tương đối và có thể chứa khoảng 1.600 người.
Tầng ba được xem là tầng lý tưởng nhất để ngắm nhìn Paris. Độ cao của tầng đạt mức tối ưu đối với các công trình xung quanh. Ở tầng bốn, các công trình này sẽ trở nên khó nhìn ngắm bởi khoảng cách quá xa. Khi thời tiết quang đãng, tầm nhìn của tầng ba ước tính tới 55 km về hướng Nam, 60 km về hướng Bắc, 65 km về hướng Đông và 70 km về hướng Tây.
Dưới sàn, những ô kính cho phép du khách ngắm nhìn xuống phía mặt đất. Các lưới sắt được lắp bao quanh nhằm ngăn ngừa những ý định nhảy ra ngoài không trung của những người muốn tự sát hoặc các nhà thể thao mạo hiểm.
Nhà hàng ẩm thực Le Jules-Verne với 95 bàn ăn, được cuốn sách chỉ dẫn nổi tiếng Michelin xếp hạng 1 sao và Gault-Millau đánh giá 16/20. Mở cửa từ năm 1983, trang trí của nhà hàng vẫn được giữ nguyên, mang màu trầm và kín đáo, với những tác phẩm điêu khắc bằng kim loại. Qua các ô cửa kính của nhà hàng, thực khách có thể ngắm nhìn quang cảnh thành phố Paris. Bếp trưởng nhà hàng là Alain Reix, cùng với 30 phụ bếp và bồi bàn. Ngoài ra còn có 60 nhân viên khác. Nằm ở độ cao 123 mét, nhà hàng có diện tích khoảng 500 m² và được sử dụng một cầu thang riêng đặt ở chân tháp phía Nam chung với các nhân viên bảo dưỡng. Phần nhiều khách hàng của Le Jules-Verne là khách du lịch và các bàn ăn ở đây đều phải đặt trước một thời gian dài: khoảng từ 1 tháng cho bữa trưa và ba tháng cho bữa tối. Cũng như tháp Eiffel, nhà hàng Le Jules-Verne mở cửa cả bảy ngày trong tuần.
Bối cảnh
Sau triều đại Napoléon III, nước Pháp phải đối mặt với cuộc chiến tranh Pháp-Phổ rồi sau đó là Công xã Paris kết thúc bằng Tuần lễ đẫm máu. Năm 1875, nền Đệ Tam cộng hòa được khai sinh. Tuy vậy, những bất ổn chính trị vẫn tiếp diễn.
Những lợi ích của khoa học đã sinh ra các cuộc Triển lãm thế giới. Từ cuộc triển lãm đầu tiên, Great Exhibition of the Works of Industry of All Nations – Đại triển lãm Công nghiệp các Quốc gia, được tổ chức tại Luân Đôn năm 1851, những nhà cầm quyền nhanh chóng nhận thấy phía sau việc đánh cuộc công nghệ mang hình bóng những lợi ích chính trị, và sẽ là phí phạm nếu không biết tận dụng. Trưng bày những tiến bộ công nghệ, các quốc gia tổ chức triển lãm cũng biểu lộ sự vượt trội của mình trên những nước châu Âu khác, chính là các nước đang chiếm giữ một phần lớn lãnh thổ của thế giới.
Với cái nhìn này, nước Pháp đã tổ chức nhiều cuộc Triển lãm thế giới, vào các năm 1855, 1867 và 1878. Jules Ferry, chủ tịch Hội đồng Nhà nước từ 1883 tới 1885, đã quyết định đón nhận một Triển lãm thế giới nữa tại Pháp. Ngày 8 tháng 11 năm 1884, Jules Ferry ký sắc lệnh chính thức nhận tổ chức Triển lãm thế giới năm 1889 tại Paris, thời gian từ 5 tháng 5 tới 31 tháng 10 năm 1889. Năm được chọn chính là dịp kỷ niệm 100 năm Cách mạng Pháp, Paris sẽ lại một lần nữa là "trung tâm" của thế giới.
Mặc dù vậy ý tưởng về ngọn tháp 300 mét đã được khai sinh ở Tân Lục Địa, tại Hoa Kỳ với nền kinh tế trẻ và năng động. Cho dịp Triển lãm thế giới năm 1876 tại Philadelphia, các kỹ sư Clark và Reeves đã hình dung một cột tháp hình trụ đường kính 9 mét, giữ bởi các dây néo bằng kim loại, néo xuống một đường kính 45 mét chung quanh, chiều cao 1.000 foot, tức khoảng 300 mét. Gặp những vấn đề về tài chính, cột tháp The Centennial Tower – Tháp Thế Kỷ – đã không bao giờ được thực hiện, nhưng dự án được đăng tải ở Pháp trên tạp chí Nature. Cũng ý tưởng đó, kỹ sư người Pháp Sébillot đưa ra một ngọn "tháp mặt trời" bằng sắt chiếu sáng thành phố Paris. Để thực hiện, Sébillot cộng tác với Jules Bourdais, kiến trúc sư từng xây dựng Palais du Trocadéro cho cuộc Triển lãm thế giới năm 1878. Cùng nhau, hai người hoài bão một dự án khác, "tháp hải đăng" bằng đá granit, cao 300 mét, với nhiều phiên bản. "Tháp hải đăng" từng cạnh tranh với dự án của Gustave Eiffel, nhưng cuối cùng đã không bao giờ được thực hiện.
Thiết kế dự án
Vào tháng 6 năm 1884, hai kỹ sư của công ty Eiffel, Maurice Koechlin và Émile Nouguier, trưởng phòng nghiên cứu và trưởng phòng phương pháp, quan tâm đến dự án một chiếc tháp bằng kim loại cao 300 mét. Họ hy vọng sẽ có thể biến công trình đó thành cái đinh của Triển lãm thế giới năm 1889.
Ngày 6 tháng 6, Maurice Koechlin lần đầu tiên ký họa hình dáng của công trình. Ký họa miêu tả một cột tháp 300 mét, bốn trụ cong gặp nhau ở đỉnh, với năm tầng sàn, chia cột tháp thành sáu đoạn 50 mét. Gustave Eiffel xem xét đề cương này, tuy nói không thích thú, nhưng cuối cùng nhượng bộ trước các ý kiến và cho phép theo đuổi nghiên cứu dự án. Stephen Sauvestre, kiến trúc sư trưởng của công ty Eiffel vẽ lại và thay đổi phần lớn: thêm các chân được xây nặng nề, củng cố tháp bằng một cấu trúc hình vòng cung ở tầng hai, giảm bớt số tầng sàn từ 5 xuống còn 2, thêm chóp cho phần đỉnh tháp...
Bản thiết kế mới được đưa đến cho Gustave Eiffel và lần này Eiffel đã hài lòng. Ngày 18 tháng 9 năm 1884, "Quyền được phép xây dựng các cột trụ và cột tháp kim loại với chiều cao có thể vượt quá 300 mét" được đăng ký với tên Eiffel cùng Koechlin và Nouguier. Rất nhanh sau đó, Gustave Eiffel mua lại của Koechlin và Nouguier để nắm độc quyền ngọn tháp tương lai và do đó, công trình được mang tên Eiffel.
Để bắt đầu, Gustave Eiffel thuyết phục Édouard Lockroy, bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thương mại thời kỳ đó, tổ chức một cuộc thi với mục đích "nghiên cứu khả năng xây dựng trên Champ-de-Mars một ngọn tháp bắng sắt có đáy hình vuông cạnh 125 mét và cao 300 mét". Thể thức cuộc thi - vào tháng 5 năm 1886 - đã cho thấy ưu thế của Gustave Eiffel. Quyền xây dựng công trình biểu tượng cho Triển lãm thế giới ba năm sau đó gần như đã nằm trong tay Eiffel. Duy chỉ còn vấn đề mục đích của ngọn tháp, đó không thể chỉ là một công trình xây dựng đơn thuần mà còn phải mang các chức năng khác. Về điểm này, Gustave Eiffel đã chỉ ra các ích lợi về mặt khoa học của ngọn tháp. Tuy nhiên kết quả cuộc thi không hoàn toàn phản ánh lợi thế của Gustave Eiffel. Sự cạnh tranh gay gắt với 107 dự án được gửi đến. Gustave Eiffel thắng cuộc, nhưng chỉ vừa vặn hơn Jules Bourdais, người cũng đã thay đổi, định sẽ dùng chất liệu sắt thay vì granit.
Hai vấn đề được đặt ra: thang máy và địa điểm công trình. Hệ thống thang máy không làm hài lòng trưởng ban giám khảo cuộc thi, bắt buộc Eiffel phải thay đổi người cung ứng. Vị trí của tháp ban đầu được xem xét ở bờ bên kia sông Seine hoặc áp sát vào Palais du Trocadéro, ngày nay là Palais de Chaillot. Cuối cùng, tháp được quyết định xây dựng ngay tại Champ-de-Mars, vị trí của triển lãm, như một cổng vào.
Vị trí và cả thể thức xây dựng, khai thác công trình được ký vào ngày 8 tháng 1 năm 1887 giữa Édouard Lockroy, nhân danh Chính phủ Pháp, Eugène Poubelle, tỉnh trưởng tỉnh Seine, nhân danh thành phố Paris và Gustave Eiffel, với tư cách cá nhân. Văn bản này ghi rõ chi phí dự tính cho xây dựng: 6,5 triệu franc. Trong đó 1,5 triệu franc được trợ cấp, phần còn lại do Công ty khai thác tháp Eiffel của Gustave Eiffel chịu. Giá vé vào của trong thời gian Triển lãm thế giới cũng được ghi rõ và mỗi tầng đều phải có không gian dành cho khoa học hoặc quân sự. Ở điều khoản 11 ghi:
"Sau Triển lãm thế giới, thành phố sẽ trở thành chủ sở hữu của tháp cùng tất cả lợi ích và trách nhiệm liên quan; nhưng ngài Gustave Eiffel, như bù đắp cho chi phí xây dựng, sẽ được hưởng trong vòng 20 năm kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1890, sau thời hạn đó, lợi ích của công trình sẽ thuộc về Thành phố Paris. Sau 20 năm, tháp được giao lại trong tình trạng sử dụng và bảo dưỡng tốt..."
Vai trò của Gustave Eiffel không nằm ở kiến trúc, thẩm mỹ - hoặc kém thẩm mỹ theo một số ý kiến - của công trình. Nhưng nhờ Gustave Eiffel, dự án ngọn tháp 300 mét được Chính phủ quyết định cho xây dựng và sau đó, Eiffel cùng các đồng nghiệp biến dự án thành công trình thực tế. Từ dự án, thi công cho tới khi khai thác, công trình gặp không ít khó khăn và Gustave Eiffel đã là người quyết định hầu như toàn bộ. Eiffel cũng nhanh nhạy trở thành người độc quyền ngay từ khi dự án mới bắt đầu để rồi thực hiện công trình được mang tên mình.
Xây dựng
Ban đầu Gustave Eiffel dự kiến sẽ thi công trong 12 tháng. Thế nhưng thời gian thực tế đã kéo dài gấp đôi. Việc xây dựng được bắt đầu vào ngày 28 tháng 1 năm 1887 và kết thúc tháng 3 năm 1889, vừa vặn trước khi chính thức mở cửa Triển lãm thế giới.
Trên công trường, số công nhân không khi nào vượt quá 250. Lý do là một phần lớn làm việc trên phía thượng lưu, trong nhà máy của công ty Eiffel ở Levallois-Perret. Ví dụ 2.500.000 đinh tán được sản xuất cho chiếc tháp, nhưng chỉ 1.050.846 được đóng tại công trường, chiếm 42% tổng số. Phần lớn các thành phần được lắp ghép trên mặt đất tại xưởng ở Levallois-Perret, thành từng đoạn năm mét với các bu lông tạm thời, sau đó tại công trường thay bằng các đinh tán nhiệt. Việc xây dựng từng phần rồi ghép lại đã cần tới 50 kỹ sư làm việc trong hai năm với 5300 bản vẽ tổng thể hoặc chi tiết.
Thời gian đầu tiên, các công nhân xây dựng những bệ bê tông cho bốn trụ của công trình. Điều này giúp giảm tối thiểu sức nén xuống nền đất, chỉ còn 4,5 kg/cm² ở phần dưới móng. Việc lắp ráp các thành phần kim loại chính xác bắt đầu vào ngày 1 tháng 7 năm 1887, do Jean Compagnon chỉ đạo. Tới độ cao 30 mét, các bộ phận được đưa lên nhờ những cần trục xoay cố định trên đường dành cho thang máy. Từ 30 tới 45 mét, 12 giàn giáo bằng gỗ được xây dựng. Vượt qua 45 mét, các dàn giáo mới được lắp vào các xà của tầng hai. Sau đó tới thời điểm nối các xà ngang với bốn trụ, vị trí của tầng hai. Công việc ráp nối này được thực thiện vào ngày 7 tháng 12 năm 1887. Sàn tầng hai được xây dựng ở độ cao 57 mét, các giàn giáo tạm thời không cần thiết. Tương tự, sau đó, từ tháng 8 năm 1888 đến sàn tầng ba, độ cao 115 mét.
Tháng 9 năm 1888, khi tiến độ trên công trường đã được đẩy nhanh và xây dựng đến tầng ba, các công nhân tổ chức đình công. Họ đưa ra vấn đề giờ giấc lao động (9 giờ vào mùa đông và 12 giờ vào mùa hè) và mức lương thấp so với nguy hiểm phải gánh chịu. Gustave Eiffel chỉ ra rằng rủi ro không khác nhau khi họ làm việc ở độ cao 200 mét hay 50 mét, và các công nhân đã được hưởng thù lao cao hơn trung bình so với những người làm việc cùng lĩnh vực thời kỳ đó. Cuối cùng, Gustave Eiffel nhượng bộ, đồng ý tăng lương nhưng từ chối đòi hỏi chỉ số "rủi ro thay đổi theo độ cao".
Tháng 3 năm 1889, công trình hoàn thành và không có một tại nạn chết người nào xảy ra với các lao động. Chỉ một công nhân thiệt mạng, nhưng vào ngày chủ nhật, công nhân đó không làm việc mà dẫn vợ chưa cưới tới tham quan công trình rồi ngã do mất thăng bằng. Chi phí xây dựng của tháp Eiffel vượt 1,5 triệu franc so với dự tính. Thời gian thi công cũng gấp đôi so với thỏa thuận ban đầu.
Công việc cuối cùng là tính toán phương cách đưa công chúng lên tới tầng bốn của tháp. Các thang máy Backmann được dự tính ban đầu và nằm trong dự án trình ban giám khảo cuộc thi vào tháng 5 năm 1886, nhưng bị ban giám khảo loại bỏ. Gustave Eiffel phải gọi đến ba nhà cung cấp mới: Roux-Combaluzier và Lepape (về sau trở thành Schindler), công ty Otis của Hoa Kỳ và cuối cùng là Léon Edoux.
Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org
5. TƯỢNG NỮ THẦN TỰ DO, MỸ
Tượng Nữ thần Tự do (tên đầy đủ là Nữ thần Tự do soi sáng thế giới; tiếng Anh: Liberty Enlightening the World; tiếng Pháp: La Liberté éclairant le monde) là một tác phẩm điêu khắc bằng đồng theo phong cách tân cổ điển với kích thước lớn, đặt trên Đảo Liberty tại cảng New York. Tác phẩm này do kiến trúc sư người Pháp Frédéric Bartholdi thiết kế và được khánh thành vào ngày 28 tháng 10 năm 1886. Đây là tặng vật của nhân dân Pháp gửi nước Mỹ.
Xem thêm
Tượng Nữ thần Tự do có hình dáng một người phụ nữ mặc áo choàng, tiêu biểu cho Libertas, nữ thần tự do của La Mã, tay phải cầm ngọn đuốc còn tay kia một tấm đá phiến có khắc ngày tháng độc lập của Hoa Kỳ. Bức tượng này là biểu tượng mẫu mực của lý tưởng tự do cũng như của chính Hoa Kỳ.
Kiến trúc sư Bartholdi lấy cảm hứng từ một lời nói của chính trị gia kiêm giáo sư luật học người Pháp, Édouard René de Laboulaye vào năm 1865 rằng bất cứ tượng đài nào dựng lên để đánh dấu ngày độc lập của Hoa Kỳ thì cũng đáng là một dự án chung của cả hai dân tộc Pháp và Mỹ. Vì tình hình chính trị xáo trộn tại Pháp, công trình bị hoãn cho đến đầu thập niên 1870. Năm 1875, Laboulaye đề nghị rằng Pháp sẽ tài trợ việc đúc tượng còn Mỹ sẽ xây phần bệ và tìm vị trí đặt tượng. Bartholdi hoàn thành phần đầu tượng và cánh tay cầm đuốc trước khi bức tượng được thiết kế toàn bộ. Các bộ phận của tượng được trưng bày triển lãm cho công chúng xem trong nhiều đợt triển lãm quốc tế. Riêng cánh tay phải cầm ngọn đuốc được trưng bày tại Công viên Quảng trường Madison của Thành phố New York từ năm 1876 đến năm 1882. Công việc xúc tiến gây quỹ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt về phía người Mỹ. Năm 1885 công việc xây dựng bệ tượng bị đe dọa đình chỉ vì thiếu ngân sách. Joseph Pulitzer, chủ bút của nhật báo New York World, phải khởi động cuộc vận động quyên góp để hoàn thành dự án. Chiến dịch vận động của ông đã thu hút trên 120.000 người ủng hộ. Trong số người góp tiền, đa số góp dưới một đô la mỗi người.
Bức tượng được xây dựng tại Pháp, xếp trong các thùng lớn và vận chuyển bằng tàu biển, rồi sau đó được ráp vào bệ tượng nằm trên hòn đảo vốn xưa kia có tên là Đảo Bedloe (nay là Đảo Liberty). Để đánh dấu việc hoàn thành bức tượng, một cuộc diễn hành lớn diễn ra tại Thành phố New York. Đó cũng là lần đầu tiên công chúng chứng kiến hoa giấy tung xuống đường phố như tuyết rơi. Buổi lễ khánh thành do Tổng thống Grover Cleveland làm chủ tọa.
Tượng Nữ thần Tự do được công nhận là Tượng đài Quốc gia và ghi trong Sổ bộ Địa danh Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ là Tượng Nữ thần Tự do, Đảo Ellis và Đảo Liberty, lúc đầu do Ban đặc trách Hải đăng Hoa Kỳ quản lý cho đến năm 1901 và rồi sau đó là Bộ Chiến tranh Hoa Kỳ; kể từ năm 1933 thì do Cục Công viên Quốc gia Hoa Kỳ quản lý.
Bức tượng phải đóng cửa để tu sửa lớn vào năm 1938. Vào đầu thập niên 1980, vì có dấu hiệu hư hại, tượng lại trải qua một đợt đại trùng tu nữa. Trong thời gian tu sửa từ năm 1984 đến 1986, ngọn đuốc và phần lớn cấu trúc bên trong cũng được thay thế. Sau vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001, Tượng Nữ thần Tự do bị đóng cửa vì lý do an ninh; bệ tượng mở cửa lại vào năm 2004 và toàn phần tượng lại đón khách vào xem kể từ năm 2009 nhưng với số lượng hạn chế được phép đi lên đến phần mũ miện. Nhà chức trách dự trù đóng cửa khoảng một năm, bắt đầu từ cuối năm 2011 để trang bị thêm một cầu thang phụ. Lối vào ban công bao quanh ngọn đuốc bị ngăn lại vì lý do an toàn kể từ năm 1916.
Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org
ảnh đẹp
siêu xe,
hoa đẹp,
nhà cao,
động vật đẹp,
cánh đồng hoa,
địa điểm du lịch,
chim đẹp,
kỳ quan thế giới,
cá đẹp,
nhà khoa học,
nữ xinh,
động vật có sừng đẹp,
động vật hoang dã,
6. LÂU ĐÀI ALHAMBRA, TÂY BAN NHA
Granada là một thành phố xinh đẹp và nổi tiếng của đất nước Tây Ban Nha. Tại đây có lâu đài Alhambra - một kiệt tác kiến trúc và cũng là biểu tượng bất hủ của nền văn minh Hồi giáo giữa trời Âu.
Xem thêm
Nằm trên đỉnh ngọn đồi Assabica ở phía đông nam thành phố Granada, lâu đài Alhambra (còn được gọi là pháo đài Alhambra) được xây dựng từ thế kỉ XIII trên một khu đất dài 720 m, dài 220 m, mang nét kiến trúc châu Âu đẹp lộng lẫy hút hồn người. Từ năm 1994, sau khi được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới, lâu đài trở thành một trong những điểm đến nổi tiếng nhất Tây Ban Nha, được đông đảo du khách ghé thăm hàng năm.
Lâu đài cũng là một trong những bối cảnh của bộ phim Hàn “Hồi ức Alhambra” đang được phát sóng hiện nay. Trong phim, nữ chính Hee Joo làm hướng dẫn viên thời vụ ở thành phố ma thuật Granada, cô đã dẫn dắt khán giả ngắm nhìn toàn bộ lâu đài này qua những thước phim.
Người Tây Ban Nha kể rằng, lâu đài Alhambra được xây dựng dưới triều đại Hồi giáo ở Al-Andalusia. Nơi đây cũng được xem là thành tựu lớn nhất của vương triều Hồi giáo Nasrid. Trong suốt nhiều thế kỉ qua, lâu đài Alhambra đã trở thành biểu tượng nhằm quảng bá nền văn hóa, văn minh Hồi giáo đến nhiều du khách thế giới.
Người Tây Ban Nha kể rằng, lâu đài Alhambra được xây dựng dưới triều đại Hồi giáo ở Al-Andalusia. Nơi đây cũng được xem là thành tựu lớn nhất của vương triều Hồi giáo Nasrid. Trong suốt nhiều thế kỉ qua, lâu đài Alhambra đã trở thành biểu tượng nhằm quảng bá nền văn hóa, văn minh Hồi giáo đến nhiều du khách thế giới.
Toàn bộ lâu đài chia làm ba khu chính, mái vòm dát ngà voi cùng ngọc quý hiếm. Lâu đài Alhambra bao gồm nhiều cung điện lộng lẫy, những công trình kiến trúc Hồi giáo đẹp tinh tế. Lâu đài cũng có nhiều khu vực khác như nơi sinh sống của nhà vua, hoàng hậu, các đại sảnh lớn, khu vườn tươi mát với cây cối và hoa hồng được chăm sóc cẩn thận. Đài phun nước tuyệt đẹp cũng là một địa điểm thu hút nhiều du khách tại lâu đài Alhambra. Điểm nhấn của lâu đài là Sân Sư tử với tổng cộng 124 cột hoa cương, chính giữa là Vòi phun Sư tử.
Vật liệu chủ yếu để xây dựng lâu đài là gạch, bê tông và xi măng. Đá hoa cương chỉ được sử dụng để lót đường đi và làm cột. Vách tường, trần, sàn nhà được làm bằng gỗ, gốm sứ và vữa trát… Phần trần nhà được xây, chạm trổ, điêu khắc rất công phu.
Nét đặc trưng của kiến trúc Hồi được thể hiện qua các vòm cửa có đỉnh nhọn, tượng trưng cho quyền lực tối cao của Đấng Allah. Bên trong lâu đài có nhiều khoảng không gian được che kín bằng một loại ngói gốm đặc biệt có khả năng phản chiếu và đổi màu theo ánh sáng. Các căn phòng trong lâu đài Alhambra là những kiệt tác mỹ thuật với những họa tiết vô cùng tinh xảo, mỗi phòng lại có kiểu trang trí, tô điểm khác nhau, mang lại nét độc đáo cuốn hút du khách tham quan, ngắm nhìn thật kĩ mới nỡ rời đi.
Nhiều thế kỉ đã trôi qua, lâu đài Alhambra vẫn giữ nguyên được nét đẹp tráng lệ nhưng không kém phần cổ điển, tinh tế của nó. Mỗi một góc của lâu đài đều nhắc nhớ rằng, để xây dựng nên nơi đây đã có bao nhiêu máu, mồ hôi và nước mắt của người dân Hồi giáo Granada ngày trước. Mỗi câu chuyện được kể trên suốt hành trình tham quan, khám phá của du khách đều sẽ khiến mọi người như đang chìm vào một không gian ngập tràn hồi ức và sự luyến tiếc. Dù vậy, được ghé thăm nơi này sẽ khiến cho hành trình du lịch Tây Ban Nha của bạn thêm phần ý nghĩa. Nếu có dịp đến Tây Ban Nha, du khách đừng bỏ lỡ thành phố Granada và lâu đài Alhambra huyền thoại này nhé.
Nguồn: https://dulichvietnam.com.vn
7. VẠN LÝ TRƯỜNG THÀNH, TRUNG QUỐC
Vạn Lý Trường Thành gọi tắt là Trường Thành, là tên gọi chung cho nhiều thành lũy kéo dài hàng ngàn cây số từ Đông sang Tây, được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16, để bảo vệ Trung Hoa khỏi những cuộc tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ, Đột Quyết, và những bộ tộc du mục khác đến từ những vùng hiện thuộc Mông Cổ và Mãn Châu.
Xem thêm
Một số đoạn tường thành được xây dựng từ thế kỷ thứ 5 TCN, sau đó được Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng ra lệnh nối lại và xây thêm từ năm 220 TCN và 200 TCN và hiện chỉ còn sót lại ít di tích. Vạn Lý Trường Thành nổi tiếng được tham quan nhiều hiện nay được xây dưới thời nhà Minh (1368-1644).
Các mục đích khác của Vạn Lý Trường Thành bao gồm kiểm soát biên giới, cho phép áp đặt thuế đối với hàng hóa vận chuyển theo con đường tơ lụa, quy định hoặc khuyến khích thương mại và kiểm soát xuất nhập cảnh. Hơn nữa, đặc điểm phòng thủ của Vạn Lý Trường Thành đã được tăng cường bằng việc xây dựng các tháp canh, doanh trại quân đội, trạm đóng quân, báo hiệu có giặc thông qua các phương tiện khói hoặc lửa, và thực tế là con đường của Vạn Lý Trường Thành cũng phục vụ như là một hành lang giao thông vận tải.
Một nghiên cứu khảo cổ chi tiết, sử dụng những công nghệ hiện đại, được công bố vào năm 2009 kết luận rằng Vạn Lý Trường Thành do nhà Minh xây dựng có chiều dài 8.850 km. Nó bao gồm phần bức tường dài 6.259 km, phần hào dài 359 km, và phần lá chắn tự nhiên như đồi, sông dài 2.232 km. Một nghiên cứu khảo cổ chi tiết khác vào năm 2012 kết luận Vạn Lý Trường Thành có chiều dài 21.196 km. Chiều cao trung bình tường thành là 7m so với mặt đất, mặt trên của trường thành rộng trung bình 5-6m. Vạn Lý Trường Thành bắt đầu từ Sơn Hải quan trên bờ Biển Bột Hải ở phía đông, tại giới hạn giữa Trung Quốc bản thổ ("đất Trung Quốc gốc") và Mãn Châu đến Lop Nur ở phần phía đông nam Khu tự trị người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương.
Dãy các bức tường ngày nay có tên Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc đã được gọi bằng một số tên khác nhau. Tên tiếng Anh hiện tại đã hình thành từ các tường thuật nhiệt tình về "bức tường Trung Quốc" của khách du lịch châu Âu thời đó; vào cuối thế kỷ 19 "Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc" đã trở thành tên của các bức tường này. Trong tiếng Trung Quốc, dãy tường thành này được gọi là "Cháng chéng" (長城), có nghĩa là "bức tường dài". Thuật ngữ này có thể được tìm thấy trong sách sử (thế kỷ thứ 1 TCN), ghi nhận những bức tường được xây dựng thời Chiến Quốc, và chủ yếu các bức tường của Tần Thủy Hoàng xây dựng. Nghĩa của nó là dài "vạn lý" (nghĩa bóng là "vô tận"), phản ánh với tên đầy đủ của nó trong thời hiện đại (萬里長城 Vạn Lý Trường Thành), cũng xuất phát từ sách sử, mặc dù dòng chữ "Vạn Lý Trường Thành" hiếm khi được sử dụng cho đến thời hiện đại. Một ví dụ hiếm hoi được Đường sử viết năm 493, khi sách trích dẫn tướng ở biên giới Tan Daoji.
Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org
8. CHÙA OTOWASAN KIYOMIZU, NHẬT BẢN
Chùa Kiyomizu-dera hay chùa Otowasan Kiyomizu, hay còn gọi là chùa Thanh Thủy, là một ngôi chùa Phật giáo thờ Quan Âm nghìn tay ở cố đô Kyoto. Chùa Kiyomizu-dera là một hạng mục của Di sản văn hóa cố đô Kyoto đã được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1994.
Xem thêm
Ngôi chùa mang vẻ đẹp thanh tịnh và có kiến trúc độc đáo. Không có chiếc đinh nào được sử dụng trong toàn bộ cấu trúc của chùa.
Tòa kiến trúc chính của chùa Thanh Thủy thu hút nhiều sự chú ý bởi nó được đỡ bởi hàng trăm cột gỗ chống vào sườn đồi tạo ra cảm giác tòa kiến trúc này như ở trên không.
Khách tham quan uống nước từ ba dòng thác để cầu được sức khỏe, sống lâu và thành công trong học tập. Ngay phía sau tòa kiến trúc chính là một thác nước có tên Otowa no taki chảy xuống theo đường dẫn thành ba dòng. Có niềm tin rằng uống nước ở cả ba dòng của thác này sẽ trường thọ, khỏe mạnh và thành công trong học tập.
Tuy nổi tiếng là một ngôi chùa Phật giáo, nhưng trong quần thể kiến trúc ở đây không chỉ có chùa, mà còn có cả đền thờ của đạo Shinto. Đền thờ được nhiều khách tham quan tham bái nhất là đền Jishu thờ thần tình yêu.
Trong đền có hai tảng đá đặt cách nhau 18 mét. Nhiều khách tham bái nhắm mắt cố gắng đi được từ tảng đá này tới tảng đá kia với hy vọng sẽ tìm được bạn để kết đôi.
Lịch sử chùa Otowasan Kiyomizu
Chùa Otowasan Kiyomizu được được một nhà sư là Enchin - chủ trì thành lập và xây dựng năm 778, tuy nhiên, chùa nhiều lần bị cháy, và những kiến trúc hiện nay của chùa được xây từ năm 1633.
Ban đầu, ngôi chùa được liên kết với môn phái Hossō - tên gọi tiếng Nhật của một nhánh Duy thức tông ở vùng Đông Á - bắt đầu từ thời kỳ Nara. Tuy nhiên, mối liên kết này bị huỷ bỏ vào năm 1965, và những trụ trì hiện tại của chùa tự nhận mình là môn đồ của phái "Kitahossō".
Chùa Otowasan Kiyomizu là ngôi chùa nổi tiếng nhất Kyoto, hàng năm thu hút rất nhiều du khách đến tham quan. Mời quý khách đặt tour du lịch Nhật Bản giá rẻ để có cơ hội đến thăm ngôi chùa tuyệt đẹp này cũng như được thưởng ngoạn nhiều địa danh hấp dẫn khác ở đất nước mặt trời mọc.
Nguồn tham khảo: https://www.vntrip.vn
9. QUẢNG TRƯỜNG ĐỎ, NGA
Quảng trường Đỏ là một địa danh đã trải qua nhiều sự kiện lịch sử đáng ghi nhớ của Nga và thế giới. Nơi đây còn tập trung nhiều công trình huyền thoại của nước Nga vĩ đại, hàng năm thu hút hàng ngàn lượt khách đến tham quan.
Xem thêm
Quảng trường Đỏ là quảng trường nổi tiếng nhất tại Matxcova. Từ Quảng trường Đỏ, các đường phố chính của Matxcova tỏa ra các hướng, và dẫn tới các đường quốc lộ chính bên ngoài thành phố. Do đó, Quảng trường Đỏ được coi là trung tâm của Matxcova và của toàn Nga.
Quảng trường này có chiều dài khoảng 695m và rộng khoảng 130m, xung quanh là các công trình huyền thoại nổi tiếng của Matxcova.
Năm 1991, UNESCO đưa Quảng trường Đỏ vào danh sách Di sản thế giới.
Nguồn gốc và tên gọi Quảng trường Đỏ
Quảng trường Đỏ được xây dựng vào cuối của thế kỷ 15.
Trước kia, tại khu vực Quảng trường Đỏ hiện nay là các công trình xây dựng bằng gỗ, được gọi đơn giản là Pozhar, tức là “khu vực cháy”. Năm 1493, Đại công tước Ivan III ra sắc lệnh phá bỏ các công trình này để tránh hỏa hoạn.
Khu vực mới tạo ra dần dần chuyền thành nơi diễn ra các hoạt động thương mại chủ yếu của Matxcova, nên được gọi là Torgovaya, nghĩa là Quảng trường Thương mại.
Sau đó, nó được sử dụng cho nhiều lễ nghi công cộng khác nhau. Quảng trường dần dần được xây dựng tiếp và rồi trở thành nơi diễn ra các nghi lễ chính thức của tất cả các chính quyền Nga.
Tên gọi Quảng trường Đỏ không có nguồn gốc từ màu đỏ của gạch bao quanh nó hay từ sự liên hệ giữa màu đỏ và chủ nghĩa cộng sản. Nó bắt nguồn từ tên gọi trong tiếng Nga krasnaya (nghĩa là "đỏ" hay "đẹp"). Nhà thờ thánh Basil, gần đó rất đẹp, nên người dân gọi quảng trường cạnh đó là Quảng trường Đẹp. Từ thế kỷ 19 thì từ này mới mang nghĩa đỏ cho đến ngày nay.
Các công trình huyền thoại quanh Quảng trường Đỏ
Quảng trường Đỏ nổi tiếng với nhiều công trình vĩ đại quanh đó đã đi vào lịch sử kiến trúc nước Nga.
Đài kỉ niệm điêu khắc duy nhất trên quảng trường Đỏ là tượng đồng Kuzma Minin và Dmitry Pozharsky, những người đã đưa Matxcova ra khỏi cuộc chiếm đóng của người Ba Lan trong Thời kỳ Loạn lạc. Cạnh đó là khu vực Lobnoye mesto - một nền đá tròn khoảng 13m, nơi diễn ra các lễ nghi công cộng. Ngoài ra còn có các đài phun nước trên Quảng trường Đỏ.
Lăng Lenin ở Quảng trường Đỏ hàng năm thu hút rất nhiều du khách khắp nơi đến viếng. Thi hài của Vladimir Ilyich Lenin được đặt trong một quan tài bằng pha lê. Lăng Lenin có quy mô lớn, đường nét giản dị, màu sắc chủ đạo là đỏ - đen tạo nên một công trình mang sắc thái rất riêng biệt.
Ở phía Tây Quảng trường Đỏ làĐiện Kremli - công trình nổi bật nhất, nguy nga nhất. Đây là một tổ hợp các công trình tạo thành một pháo đài kiên cố, bao gồm các cung điện, các nhà thờ, phần tường thành và các tháp canh.
Ở phía Đông Quảng trường Đỏ là Cửa hàng bách hóa GUM và nhà thờ Kazan đã phục chế cạnh đó.
Ở phía Bắc Quảng trường Đỏ là Viện bảo tàng lịch sử Nga, với hình dáng tương tự như các tháp Kremli.
Ở phía Nam Quảng trường Đỏ là Nhà thờ thánh Basil, lộng lẫy như tòa lâu đài cổ trong các câu chuyện cổ tích. Nhà thờ có màu sắc rực rỡ và kiến trúc độc đáo với những ngôi tháp chóp hình củ hành, trên đỉnh có một dấu thập thánh giá xây bằng gạch đỏ.
Quảng trường Đỏ - chứng nhân lịch sử
Quảng Trường Đỏ cũng là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử, từ lễ đăng quang của các Sa hoàng Nga đến những nghi lễ chính thức, công cộng của tất cả các chính quyền Nga sau này. Nơi đây đã diễn ra hai lễ duyệt binh đăc biệt trong lịch sử thế giới. Thứ nhất là lễ duyệt binh năm 1941, khi thành phố Matxcova bị quân đội Đức bao vây. Quân đội Liên Xô và binh lính tình nguyện của các nước đi thẳng từ Quảng trường Đỏ ra mặt trận, bắt đầu cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Nga. Lễ duyệt binh thứ hai là Lễ diễu hành chiến thắng năm 1945, khi các ngọn cờ của quân đội phát xít Đức đã được ném dưới chân lăng Lenin.
Với những giá trị lịch sử và kiến trúc nổi bật, Quảng trường Đỏ mãi mãi đi vào lịch sử nước Nga và thế giới. Xin mời quý khách đặt tour du lịch Nga để có cơ hội khám phá điểm du lịch đặc biệt này cùng nhiều danh thắng nổi tiếng khác của xứ sở bạch dương.
Nguồn tham khảo: https://tour.dulichvietnam.com.vn
10. QUẦN THỂ ĐỀN ĐÀI ANGKOR WAT, CAMPUCHIA
Quần thể đền Angkor Wat chính là địa điểm du lịch Campuchia nổi tiếng nhất. Đây cũng là một trong bảy kỳ quan thế giới được UNESCO công nhận. Có thể nói đây chính là di sản vĩ đại nhất mà người Khmer để lại cho hậu thế.
Xem thêm
Nằm cách Siem Reap khoảng 6 km về phía Bắc, đền Angkor Wat được vua Suryavarman II xây dựng vào nửa đầu thế kỷ XII. Diện tích của cả quần thể kéo dài hơn 248 dặm vuông (400 km2), chạy bao quanh đền là một hào nước sâu và rộng. Với thiết kế ban đầu được xây dựng để thờ Hindu giáo nhưng sau này do sự du nhập và phát triển mạnh của đạo Phật, Angkor Wat đã chuyển sang thờ Phật giáo.
Thời xưa khi các vị vua Khmer thua trận rồi chạy về Phnom Penh thì ngôi đền đã dần dần bị rừng già che phủ và lãng quên. Đến năm 1860, một nhà thám hiểm người Pháp tên Herri Mouhot mới phát hiện và khám phá ra ngôi đền Angkor Wat hùng vĩ này.
Toàn bộ quần thể kiến trúc nổi bật và đặc sắc lối điêu khắc cổ đại. Những ngọn tháp, đền đài, phù điêu và hành lang mênh mông đều làm từ đá tảng, xếp chồng lên nhau nhìn rất tự nhiên, ngay cả ở trên nóc vòm. Họa tiết trang trí bằng đá như tượng Phật, vũ nữ, chiến binh và những hình hoa sen minh họa sử thi Ramayana và Mahabharata đều rất sống động, mềm mại.
Kiến trúc ngôi đền mô phỏng theo hình ngọn núi Meru vĩ đại của Ấn Độ, ngọn tháp trung tâm cao nhất tới 65m tượng trưng cho núi Meru huyền thoại, năm ngọn tháp xung quanh tương ứng với năm đỉnh núi. Toàn bộ kiến trúc này được xây bằng đá sa thạch và đá tổ ong. Tất cả những khối đá lớn đó được xếp chồng lên nhau mà không có chút chất kết dính hay bê tông cốt thép nào cả.
Quần thể di tích Angkor là niềm tự hào của người dân Campuchia. Hai khu đền chính là Angkor Wat (nghĩa là đền Đế Thiên) và Angkor Thom (nghĩa là đền Đế Thích). Đây là hai trong năm ngôi đền của quần thể nổi tiếng nhất mà bạn nên đi trước tiên nếu không có đủ thời gian tham quan nhiều.
Quần thể di tích Angkor đặc biệt quan trọng của du lịch Campuchia này được chia ra làm 5 khu vực chính với kiến trúc độc đáo tạo nên cảnh tượng kì vĩ thu hút du khách: Angkor Wat và Angkor Thom, Little Circuit (Vòng Nhỏ), Big Circuit (Vòng Lớn), nhóm Roluos và các đền ngoại vi.
Nguồn tham khảo: https://www.traveloka.com
11. TƯỢNG CHÚA KITÔ CỨU THẾ, BRAZIL
Tượng Chúa Kito Cứu Thế là một công trình điêu khắc vô cùng nổi tiếng nằm tại trung tâm của thủ đô Rio De janeiro, Brazil. Nó được tạo ra bởi nhà điêu khắc đại tài người Pháp có tên là Paul Landowski và được xây dựng bởi kỹ sư người Brazil Heitor da Silva Costa. Quá trình xây dựng bức tượng này kéo dài từ năm 1922 cho đến năm 1931.
Xem thêm
Bức tượng chúa Cứu Thế Brazil có một kích thước vô cùng khổng lồ. Nó có chiều cao 30 mét, được đặt trên bệ cao 8 mét, với sải tay dài 28 mét và trọng lượng lên đến 635 tấn. Không những thế, tượng còn tọa lạc trên đỉnh núi Corcovado cao 700 mét so với mực nước biển vì vậy dù đứng ở bất cứ nơi nào trong thành phố Rio De Janeiro bạn cũng đều thể nhìn thấy bức tượng này. Bức tượng này cũng đã được tổ chức UNESCO công nhận là một trong bảy kỳ quan của thế giới mới.
Mặc dù đến năm 1931 tượng Chúa Cứu Thế Brazil mới được hoàn thành nhưng ý tưởng xây dựng một bức tượng khổng lồ trên đỉnh Corcovado đã được nhen nhóm từ năm 1850. Khi đó, một vị linh mục có tên Pedro Maria Boss đã đề xuất ý tưởng về việc đặt một công trình Kitô giáo trên đỉnh núi Corcovado với mục đích để vinh danh công chúa Isabel. Nàng chính là con của vua Pedro II. Tuy nhiên đến năm 1889, ý tưởng này đã bị bãi bỏ.
Phải đến lần đề xuất thứ hai vào năm 1920, việc xây dựng tượng Chúa Cứu Thế ở Brazil mới được đồng ý. Để đạt được mục đích, một nhóm tín đồ Kito giáo đã tổ chức một sự kiện có tên Semana do Monumento để kêu gọi quyên góp tiền và thu thập chữ ký để xây dựng bức tượng.
Những sự thật thú vị về tượng Chúa Kito Cứu Thế tại Rio De Janeiro
Bức tượng thường xuyên bị sét đánh
Do được xây dựng trên một đỉnh núi cao hơn 700 mét so với mực nước biển vị vì tượng Chúa Cứu Thế Brazil đã không ít lần bị sét đánh. Hai lần bị sét đánh nặng nhất là vào năm 2008 đã làm hư hại ngón tay, lông mày và đầu của tượng. Lần sét đánh vào năm 2014 đã làm gãy một ngón tay của tượng.
Tượng Chúa Kito Cứu Thế Brazil được xây dựng theo trào lưu nghệ thuật Art Deco
Tượng Chúa Cứu Thế tại Brazil được xây dựng hoàn toàn bằng bê tông cốt thép và được xem là tác phẩm điêu khắc theo phong cách nghệ thuật Art Deco lớn nhất trên thế giới.
Bước tượng ngày nay khác với bản thiết kế ban đầu
Một thông tin khá thú vị về tượng Chúa Cứu Thế ở Rio De Janeiro đó là bức tượng ngày nay được xây dựng khác với bản thiết kế ban đầu. Thật ra, trên bản thiết kế, tượng sẽ có một tay cầm quả địa cầu, tay còn lại cầm cây thập tự. Tuy nhiên, đến khi xây dựng vì nhiều lý do tượng lại có tư thế đứng giang hay tay như hiện nay.
Bức tượng ngày càng trở nên cũ kỹ
Loại đá được sử dụng để xây dựng tượng Chúa Cứu Thế Brazil là loại đá sáng màu, có ở một mỏ đá thuộc thành phố Ouro Perto. Tuy nhiên, do số lượng đá rất có hạn về vậy khi sửa chữa bức tượng, các kỹ sư phải dùng đến các loại đá khác. Điều này khiến cho bức tượng ngày càng bị tối màu và trở nên cũ kỹ theo năm tháng.
Tượng từng bị vẽ bậy
Vụ việc này diễn ra vào năm 2010. Khi đó, một nhóm thanh niên yêu thích nghệ thuật graffiti đã viết chữ lên trên bức tượng. Thị trường thành phố đã tuyên bố rằng hành động này được xem như bôi nhọ quốc gia, khiến họ phải ra đầu thú và nhận mức phạt rất nặng.
Du lịch Brazil mà không một lần ghé tham quan tượng Chúa Kito Cứu Thế thì quả là vô cùng đáng tiếc. Kích thước khổng lồ cùng ý nghĩa thiêng liêng của bức tượng chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy thích thú và ghi nhớ mãi về vẻ đẹp này.
Nguồn tham khảo: https://luhanhvietnam.com.vn
12. NHÀ HÁT OPERA SYDNEY, ÚC
Nhà hát Opera Sydney, được người Việt gọi là Nhà hát Con Sò là một công trình nhà hát tại thành phố Sydney, Úc. Nhà hát có kiến trúc độc đáo hình con sò hay những cánh buồm no gió ra khơi. Đây là công trình kiến trúc độc đáo của Sydney nói riêng và nước Úc nói chung, thu hút nhiều du khách đến thăm.
Xem thêm
Đây là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu nhất thế kỷ 20 và là một trong các địa điểm biểu diễn nghệ thuật nổi tiếng nhất thế giới. Tọa lạc tại Bennelong Point ở bến cảng Sydney, gần với cây cầu Sydney Harbour cũng nổi tiếng, tòa nhà và khu xung quanh tạo nên một hình ảnh nước Úc đặc trưng. Đây là nhà hát ballet, kịch và sản xuất ca nhạc. Nhà hát này cũng là trụ sở của Sydney Theatre Company và Sydney Symphony Orchestra. Nhà hát được Quỹ Opera House Trust quản lý (Quỹ này thuộc Sở Nghệ thuật New South Wales).
Nhà hát Opera Sydney (hay còn gọi là Sydney Opera House) tọa lạc trên diện tích 1,8 ha đất. Nhà hát có kích thước 183 m dài x 120 m rộng (tính ở điểm rộng nhất). Kết cấu có 580 cột bê tông đóng sâu 25 m dưới mực nước biển. Nguồn điện cung cấp cho Nhà hát tương đương công suất cho một thị trấn 25.000 dân. Hệ thống cấp điện có tổng chiều dài dây cáp 645 km.
Mái của nhà hát được lợp bằng 1.056 triệu viên ngói sản xuất tại Thụy Điển. Tuy nhiên, nhìn từ xa, mái ngói chỉ toàn màu trắng. Mái ngói có đặc điểm tự làm sạch bề mặt. Dù có khả năng tự làm sạch nhưng nó vẫn cần phải bảo dưỡng và thay thế định kỳ. Mái được thiết kế để gió biển có thể luồn vào bên trong.
Các khu biểu diễn
Nhà hát Opera Sydney có 5 khu nhà hát, 5 studio tập diễn, 2 sảnh chính, 4 nhà hàng, 6 quán bar và một số cửa hàng lưu niệm. Nội thất tòa nhà bao gồm đá granite hồng khai thác ở Tarana, New South Wales, gỗ và gỗ dán được cấp từ New South Wales. Các nhà hát có hình một loạt các con sò được biểu trưng bằng cách cắt ra thành các bán cầu. Sảnh hòa nhạc và nhà hát nhạc kịch được đặt ở 2 nhóm vỏ sò lớn nhất, các nhà hát khác nằm ở các nhóm vỏ sò khác. Một vài nhóm vỏ sò nhỏ hơn được dùng để đặt nhà hàng. 5 nhà hát tạo nên nơi biểu diễn:
- Sảnh hòa nhạc có 2679 chỗ, là nơi có cây đàn đàn organ dạng cơ khí lớn nhất thế giới với hơn 10.000 ống sáo.
- Nhà hát opera với 1507 chỗ là nơi biểu diễn chính của Opera Australia. Đây cũng được Công ty Ballet Australia sử dụng.
- Nhà hát kịch có 544 chỗ.
- Rạp hát (playhouse) có 398 chỗ
- Nhà hát studio có 364 chỗ.
Việc quy hoạch nhà hát Opera Sydney bắt đầu cuối thập niên 40 của thế kỷ 20 khi Eugene Goossens, giám đốc của Nhạc viện bang New South Wales vận động hành lang cho một địa điểm xây nhà hát lớn. Tại thời điểm đó, địa điểm cho các chương trình kịch được tổ chức ở Tòa Thị chính Sydney, nhưng địa điểm này không đủ rộng. Đến năm 1954, Goossens đã thành công trong việc nhận được ủng hộ của Thống đốc bang New South Wales, Joseph Cahill - người đã kêu gọi thiết kế nhà hát opera tinh tế. Goossens chính là người đã kiên quyết lựa chọn Bennelong Point làm địa điểm xây nhà hát. Cahill muốn địa điểm này gần Nhà ga xe lửa Wynyard ở tây bắc Sydney CBDhw.
Cuộc thi thiết kế do Cahill tổ chức nhận được 233 đề án. Thiết kế cơ sở được chấp thuận năm 1955 và được trình lên bởi Jorn Utzon, một kiến trúc sư người Đan Mạch. Utzon đã đến Sydney vào năm 1957 để giúp giám sát công trình. Khu The Fort Macquarie Tram Depot tọa lạc tại vị trí được chọn xây nhà hát đã được đập bỏ năm 1958 và lễ khởi công xây dựng nhà hát bắt đầu vào tháng 3 năm 1959. Dự án được chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn I (1959–1963) bao gồm việc xây dựng dãy ghế vòng bên trên. Giai đoạn II (1963–1967) xây dựng các vỏ sò bên ngoài. Giai đoạn III xây dựng và thiết kế nội thất (1967–1973).
Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org
13. LÂU ĐÀI NEUSCHWANSTEIIN, ĐỨC
Nếu phía bắc nước Đức nổi tiếng với cảng Hamburg, phía đông là Brandenburg ở Berlin, phía tây là nhà thờ Cologne thì đi xuống phía nam, du khách không thể bỏ lỡ dịp đến thăm quan lâu đài Neuschwanstein, một trong những lâu đài cổ thu hút hàng triệu khách du lịch hàng năm.
Xem thêm
Neuschwanstein là lâu đài cuối cùng được xây dựng bởi vị vua Ludwig II của Bayern. Lâu đài được khởi công xây dựng vào năm 1869, nằm trong địa phận làng Schwangau gần thị trấn Füssen miền nam nước Đức. Lâu đài tọa lạc trên vách đá lởm chởm và được bao quanh bởi khung cảnh hùng vĩ, tráng lệ dưới chân núi Alps.
Trước Neuschwanstein đã từng có hai lâu đài Vorderhohenschwangau và Hinterhohenschwangau được xây dựng ở đây. Theo dự kiến, lâu đài chỉ mất 3 năm xây dựng nhưng cho đến khi vua Ludwig qua đời vào năm 1886, lâu đài Neuschwanstein mới chỉ được hoàn thành một phần ba. Trước khi qua đời, ông chỉ ở trong tòa lâu đài cuối cùng mà mình xây dựng được hơn 100 ngày. Mãi cho đến năm 1892, lâu đài mới được hoàn thành trọn vẹn.
Ngoài kiến trúc ấn tượng, Neuschwanstein còn rất nổi tiếng bởi chi phí xây dựng cao nhất nhì châu Âu thời bấy giờ (7 triệu Mark tương đương với gần 7 tỷ VND).
Vốn là một vị vua nhưng Ludwig II lại không có hứng thú với chính trị, thay vào đó ông đam mê văn chương, nghệ thuật và có tình yêu to lớn với sự lãng mạn. Tòa lâu đài Neuschwanstein được ông xây dựng vào năm 1869 cũng mang những nét đặc trưng cho con người ông, với lối kiến trúc đầy tính nghệ thuật, tiêu biểu cho lối kiến trúc lãng mạn thế kỷ 19 ở Đức.
Bằng sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc cổ điển thời Trung Cổ và hình thái sân khấu nhạc kịch đương thời, Neuschwanstein luôn được đánh giá là một trong những kiệt tác nghệ thuật nổi tiếng của Châu Âu. Bên cạnh đó, những cửa sổ hình vòm Roman, tháp nhọn phong cách Gothic, đá hoa kiểu Byzantine đã góp phần tạo nên những nét đặc sắc cho kiến trúc của lâu đài.
Nhờ kiến trúc đặc biệt này, lâu đài Neuschwanstein đã trở thành hình mẫu cho Walt Disney khi xây dựng hình ảnh của nhiều tòa lâu đài trong các bộ phim hoạt hình, cũng như những tòa lâu đài trong Disneyland trên thế giới. Cũng nhờ vậy mà hình ảnh lâu đài Neuschwanstein ngày càng được nhiều người biết đến với cái tên “lâu đài trong truyện cổ tích”.
Ngay từ tên gọi của tòa lâu đài chúng ta đã thấy được niềm đam mê của vua Ludwig II với nghệ thuật, đặc biệt là với những vở nhạc kịch của soạn giả kiêm nhạc trưởng Richard Wagner. “Neuschwanstein” có nghĩa là “Thiên nga đá mới”, tên gọi này bắt nguồn từ một nhân vật hiệp sĩ “Swan Knight” trong vở nhạc kịch nổi tiếng của Wagner.
Bên cạnh đó, rất nhiều vở nhạc kịch kinh điển của ông cũng được nhà vua cho phác họa lại trên các bức tường và thảm trong cung điện. Bên cạnh đó, nội thất bên trong lâu đài cũng được thiết kế hết sức tỉ mỉ, vừa mang vẻ đẹp lãng mạn, lại không mất đi sự xa hoa đặc trưng của kiến trúc cung đình.
Bên cạnh những nét trang nhã, cổ điển của kiến trúc thế kỷ 19, lâu đài Neuschwanstein còn được vua Ludwig trang bị những thiết bị tiên tiến của thời kỳ này như chuông gọi người hầu bằng pin, hệ thống sưởi trung tâm, hệ thống nước nóng – lạnh, …
Hàng năm, lâu đài Neuschwanstein thu hút hàng triệu lượt khách du lịch. Vào những mùa du lịch cao điểm trong năm, bên ngoài lâu đài lúc nào cũng có những hàng dài người xếp hàng chờ đến lượt vào thăm quan. Để tiện cho khách du lịch đến thăm, chính phủ cũng chú trọng đến tuyến giao thông vùng này.
Nếu muốn đến thăm quan lâu đài Neuschwanstein, du khách chỉ cần bắt tàu đến ga Füssen sau đó đi xe buýt từ nhà ga Füssen đến làng Hohenschwangau. Từ vùng Bavaria này du khách cũng có thể sử dụng hệ thống tàu liên bang Deutsche Bahn để thăm quan thành phố Munich, nơi nổi tiếng thế giới với câu lạc bộ bóng đá Bayern Munich, hay khám phá nước Áo và Cộng hòa Séc nằm ngay sát biên giới.
Nếu đã một lần đến thăm lâu đài Neuschwanstein xứ Bavaria hoặc được chiêm ngưỡng những thước phim, bạn sẽ không thể nào rời mắt khỏi những hình ảnh ấn tượng của tòa lâu đài cổ tích này. Có thể nói vua Ludwig II đã không mang lại nhiều đóng góp về mặt chính trị cho Bayern thế kỷ 19 nhưng ông đã để lại cho thế hệ sau này một tòa lâu đài nguy nga Neuschwanstein.
Một nơi bảo tồn những nét đẹp của kiến trúc, nghệ thuật cổ đại. Cho đến bây giờ hoặc cho đến mãi mai sau, người dân bang Bayern cũng như người dân Đức nói chung luôn có thể tự hào vì đất nước mình đã có một tòa lâu đài tráng lệ, đậm chất cổ điển nhưng cũng không thiếu nét mộng mơ, cổ tích như thế.
Nguồn tham khảo: https://iecs.vn/lau-dai-neuschwanstein
14. THÁP NGHIÊNG PISA, ITALIA
Tháp nghiêng Pisa (tiếng Ý: Torre pendente di Pisa) là một tòa tháp chuông tại thành phố Pisa (Ý) được khởi xây năm 1173. Toà tháp cao 55,86 m tính từ mặt đất lên đến nóc bên thấp và 56,70 m đến nóc bên cao. Từ dưới lên có 294 bậc thang. Tường tháp dày 4,09 m ở phía chân tháp, rồi rút dần, chỉ còn 2,48 m trên đỉnh. Trọng lượng toàn tháp là khoảng 14.500 tấn.
Xem thêm
Ngay trong khi đang xây, tòa tháp đã bắt đầu nghiêng vì lún. Để ổn định cấu trúc tháp không tiếp tục chao nghiêng, một số biện pháp địa kỹ thuật đã được xúc tiến, giữ cho tháp ở nguyên hiện trạng. Tháp Pisa riêng nó đã là tòa nhà mỹ thuật nhưng càng hấp dẫn thêm vì dáng nghiêng nghiêng, thu hút du khách hàng năm tới Pisa.
Tháp đứng 3,97 độ nghiêng, có nghĩa là nếu tháp đứng thẳng, trần tháp sẽ cao hơn 3,9 m.[1] Sách Kỷ lục Guinness tới Pisa và đo độ nghiêng của tháp Pisa là 3,97 độ.
Tuy nhiên, đây không phải là công trình nhân tạo nghiêng nhất thế giới. Tháng 6 năm 2010, Sách kỷ lục Guinness đã chứng nhận Capital Gate là"Tòa tháp nhân tạo nghiêng nhiều nhất thế giới". Tòa nhà tạo một góc 18 độ so với phương thẳng đứng, gấp 5 lần độ nghiêng của tháp Pisa.",
Xây dựng
Tháp nghiêng Pisa là một công trình nghệ thuật, chưa xác định được là do ai thiết kế, được xây dựng trong ba giai đoạn với tổng thời gian khoảng 199 năm. Việc xây dựng lầu chuông tầng thứ nhất bằng đá cẩm thạch bắt đầu ngày 9 tháng 8, 1173, một giai đoạn của sự thịnh vượng và những thắng lợi quân sự. Tầng này được bao quanh bởi những cột có đầu cột kiểu cổ điển đỡ các vòm rèm. Ngày nay sau thời gian hàng nhiều thế kỷ cùng những ảnh hưởng thời tiết chúng vẫn còn nguyên vẹn.
Lịch sử
Galileo Galilei được cho là đã thả hai quả đạn ca nông có khối lượng khác nhau từ trên tháp để chứng minh tốc độ rơi của chúng độc lập với khối lượng. Dù nhiều phần của câu chuyện này được chính các học trò của Galileo kể lại, chúng vẫn chỉ bị coi là một huyền thoại đơn thuần. Tuy Galileo thực sự đã trèo lên đỉnh tháp và thả hai vật xuống nhằm chứng minh thêm cho lý thuyết đã được chứng minh của mình, nhưng có lẽ chúng không phải là những viên đạn đại bác.
Benito Mussolini đã ra lệnh dựng thẳng tháp lên, và bê tông đã được rót vào móng của nó. Tuy nhiên, kết quả thực tế chỉ làm tháp lún sâu hơn vào trong đất.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đồng Minh khám phá ra rằng quân Phát xít đang sử dụng tháp làm một vị trí quan sát. Một trung sĩ bình thường của Quân đội Hoa Kỳ đã được ra lệnh quyết định số phận tháp. Ông ta đã không lựa chọn sử dụng cách tấn công pháo binh để bảo vệ công trình.
Ngày 27 tháng 2 năm 1964, chính phủ Ý yêu cầu hỗ trợ ngăn tháp không bị đổ. Tuy nhiên, việc giữ độ nghiêng hiện thời cũng là một yêu cầu quan trọng, vì vai trò rõ rệt của yếu tố này trong việc thu hút khách du lịch cho ngành công nghiệp này của Pisa. Một đội gồm các kỹ sư, nhà toán học, sử học đa quốc gia đã tham gia cuộc hội thảo trên đảo Açores nhằm thảo luận về các biện pháp ổn định tháp. Sau hơn hai thập kỷ hoạt động của dự án, tháp đã bị đóng cửa với công chúng vào tháng 1 năm 1990. Khi tháp bị đóng cửa, những quả chuông đã được chuyển đi nhằm làm giảm trọng lượng và các dây cáp được nịt quanh tầng ba níu giữ tháp. Những chung cư và ngôi nhà dọc theo hướng tháp được di tản để đảm bảo an toàn. Sau một thập kỷ sửa chữa và ổn định, tháp được mở cửa trở lại cho công chúng ngày 15 tháng 12 năm 2001. Mọi người khám phá ra rằng độ nghiêng tăng lên bởi các tảng đá xây nở ra và chèn ép lên nhau vì sức nóng của ánh sáng mặt trời. Đồng thời nền móng phía thấp cũng mềm hơn. Nhiều phương án đã được đề xuất để ổn định tháp, gồm cả việc đưa thêm 800 tấn chì vào nhằm làm đối trọng với phần đáy tháp đang nâng lên.[cần dẫn nguồn] Phương án cuối cùng ngăn chặn sự sụp đổ của tháp là hơi nâng thẳng tháp lên tới một góc an toàn hơn, bằng cách rút đi 38 m³ đất phía dưới đáy đang bị nâng lên. Tháp được tuyên bố đã ở tình trạng an toàn trong ít nhất 300 năm nữa.
Năm 1987, tháp được tuyên bố là một phần của Campo dei Miracoli - Di sản Thế giới cùng với thánh đường, nhà thờ và nghĩa trang bên cạnh.
Tháng 5 năm 2008, sau khi dời 64 tấn đất, các kỹ sư tuyên bố rằng tháp được ổn định hóa đến độ mà nó ngừng nghiêng lần đầu tiên. Họ ước lượng rằng nó sẽ đứng vững cho ít nhất 200 năm nữa.
Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org
15. BẢI ĐÁ STONEHENGE, ANH
Bãi đá cổ Stonehenge là một công trình tượng đài cự thạch thời kỳ đồ đá mới và thời kỳ đồ đồng ở Anh mà đến ngày nay vẫn chứa đựng nhiều bí ẩn chưa thể giải mã.
Xem thêm
Bạn là tuýp người muốn khám phá những công trình kiến trúc cổ, di tích lịch sử tồn tại lâu năm trên thế giới. Khi đến với Xứ sở sương mù, một trong những điểm mà bạn không thể bỏ lỡ là Stonehenge - công trình tượng đài cự thạch nằm tại Wiltshire. Du lịch Anh và viếng thăm Bãi đá cổ Stonehenge để chiêm ngưỡng vẻ đẹp lâu đời, cổ kính thì không gì tuyệt vời hơn. Hãy cùng Viet Sun Travel khám phá miền đất “lạ” này nhé.
Stonehenge là một công trình tượng đài cự thạch nằm ở Wiltshire, được dựng vào khoảng 2500 năm TCN. Đây là một vùng đất nổi tiếng khắp thế giới, là công trình phức tạp có kết cấu đá khổng lồ. Vào cuối năm 1920, một cuộc thỉnh cầu tập thể nhằm chống lại những công trình xây dựng mới đã diễn ra để bảo vệ dinh thự và các quán xá, quanh Stonehenge. Nhiều người nghĩ rằng có mấy tảng đá không có gì đặc biệt, nhưng khi khám phá thì có những điều bí ẩn mà kể cả các nhà khoa học lớn trên thế giới vẫn chưa giải mã.
Các nhà khoa học qua nhiều luận tranh cãi giải mã nhưng đến nay vẫn rất nhiều điều chưa thể sáng tỏ. Vẫn nhiều câu hỏi được đặt ra, họ cho rằng những tản đá này chỉ có thể được xây dựng từ người ngoài hành tinh chứ người bình thường là không thể.
Băn khoăn vì sao người xưa họ có thể vận chuyển những tảng đá từ những dãy núi cách đó ít nhất phải đến 200km, bằng cách lăn trượt, kéo tời hoặc thả trôi sông. Rồi bằng cách nào họ có thể cắm chúng trong những hố sâu chừng 1m, đục những lỗ mộng để lắp các rầm đá nằm ngang, và giữ cho các sắp đặt được bền vững, không lún sâu, không nghiêng ngả nhiều, ít nhất là trong mấy thiên niên kỷ?
Bên cạnh việc tìm hiểu và nghiên cứu làm cách nào mà người cổ đại sống cách đây khoảng từ 3000 – 2000 năm Trước Công nguyên lại có thể dựng nên một khối kiến trúc hoành tráng như vậy, người ta cũng đặt ra vô số những giả thiết về công dụng của nó. Những phương án được các nhà khoa học đưa ra bao gồm đài thiên văn cổ đại, một đền thờ hoặc nơi tế lễ nào đó, thậm chí là một nhà hát opera thời tiền sử, hoặc một ngôi mộ hỏa táng tập thể.
Bất cứ một di tích nào cũng sẽ gắn liền với một câu chuyện, một ý nghĩa. Những gì người bình thường không thể hiểu và giải mã được. Khi đến đây những điều bạn thắc mắc sẽ được đội ngũ hướng dẫn giải mã, nói và cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Cách nhìn nhận của bạn về nét đẹp lịch sử và di tích của Vương quốc Anh sẽ được mở rộng.
Vương Quốc Anh là quốc gia lớn, nằm về phía Tây Bắc của châu Âu. Thủ đô London của Anh là thành phố lớn nhất của vương quốc, cũng là nơi ra đời của cuộc Cách mạng Công nghiệp thế kỉ 18, đưa nước Anh trở thành một trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới. Đặc biệt nhất, thủ đô này là nơi khởi nguồn của tiếng Anh, ngôn ngữ phổ biến toàn thế giới hiện nay. Vương quốc Anh là một xã hội đa văn hoá và đa sắc tộc, do đó khách du lịch thuộc mọi nguồn gốc xuất xứ đều được chào đón, và sự tham gia của họ vào cộng đồng địa phương rất được trân trọng. Mỗi thành phố lớn ở Anh đểu có các nhà hát Opera, bảo tàng, nhà trưng bày nghệ thuật được cả thế giới biết đến. Du lịch Anh không thể không ghé thăm các địa điểm du lịch nổi tiếng như bức tường Hadrian, lâu đài Warick, hồ District, tháp Big Ben, đền thờ Stonehenge,…
Nguồn tham khảo: https://vietsuntravel.com
16. THÀNH CỔ PETRA, JORDAN
Cách thủ đô Amman của Jordan khoảng 185km về phía Tây nam là một thành phố cổ đại được khắc trong lòng đá với vẻ đẹp tự nhiên và kiến trúc cổ lộng lẫy. Thành phố cổ đại thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới này chính là Thành phố cổ Petra hay còn biết đến với cái tên “thành phố hoa hồng” Petra của Jordan.
Xem thêm
Được biết đến với cái tên cổ Rekem, Petra là thủ phủ của Vương quốc Nabatea của người Nabataean, những người Semite nói tiếng Aramaic. Petra có nghĩa là “đá”. Trong ngôn ngữ cổ của người Semit vùng Trung Đông, người ta gọi Petra là Raqmu – “đa sắc”. Không ai biết Petra được hình thành từ bao giờ. Chỉ biết vùng đất này nằm ở vị trí đắc địa cho việc buôn bán, nằm trên con đường thương mại nối giữa vùng Tây Á và Ai Cập thời xưa.
Được che giấu bởi các vách đá nhô cao và cung cấp nước bởi một con suối quanh năm không cạn, Petra không chỉ có những lợi thế của một pháo đài mà còn kiểm soát các luồng thương mại chủ yếu đi qua nó để đến Gaza ở phía tây, Bosra và Damascus ở phía bắc, đến Aqaba và Leuce Come bên bờ Biển Đỏ, và đi qua sa mạc đến vịnh Ba Tư.
Các cuộc khai quật chứng tỏ có khả năng người Nabataean đã kiểm soát nguồn cung cấp nước dẫn tới sự phát triển của thành phố trên sa mạc, tạo nên một ốc đảo đầy tính nghệ thuật.
Khu vực này cũng đã chịu ảnh hưởng bởi các trận lũ quét và các bằng chứng khảo cổ học đã cho thấy cách người Nabataean chống chọi với lũ lụt bằng cách sử dụng các đập, bể chứa và đường ống dẫn nước.
Do vậy, nước được tích trữ có thể được sử dụng trong những thời kỳ hạn hán kéo dài, và thành phố đã làm giàu bằng cách bán nước.
Thời kỳ thịnh vượng của thành phố diễn ra cách đây khoảng 2.000 năm với cư dân được ước tính ở mức 20.000 người và những công trình vĩ đại: nhà hát, lăng mộ, đền thờ… Bao quanh là những ruộng vườn màu mỡ, được tưới tiêu bởi một hệ thống kênh dẫn, đập nước và hồ chứa cầu kỳ.
Người La Mã thôn tính vùng đất này và dần dần giành quyền thống trị cả con đường thông thương quý giá. Petra tiếp tục phát triển và hưng thịnh. Nhưng đến giữa thế kỷ 4 và thế kỷ 7 SCN, thành phố bị tàn phá bởi hàng loạt trận động đất mạnh. Petra bị bỏ hoang và dần rơi vào quên lãng.
Năm 1812, nhà thám hiểm người Thuỵ Sĩ, Johann Ludwig Burckhardt, đã khám phá và công bố với thế giới vẻ đẹp của Petra. Khu vực này được công nhận là Di sản thế giới của UNESCO năm 1985 và được mô tả là “một trong những tài sản văn hóa quý giá nhất của nhân loại”. Ngày 7/7/2007, Petra được công nhận là một trong 7 kỳ quan của thế giới hiện đại.
Petra nổi tiếng với các đền thờ và lăng mộ, hầu hết được xây dựng ở rìa thành phố, phía trên đường phố chính. Một số ngôi mộ được thiết kế đơn giản, chứa rất nhiều hố chôn trong một lăng mộ đá không trang trí, trong khi một số khác được thiết kế tinh xảo.
Lăng mộ nổi tiếng nhất của Petra là Khazneh, tiếng Ảrập có nghĩa là “Kho báu”. Được gọi như vậy vì người dân địa phương đã từng tin rằng ngôi mộ chứa kho báu bí mật. Các nhà khảo cổ học gọi nó là lăng mộ cao hai tầng. Kích cỡ mặt tiền được đo với chiều cao 39m và chiều rộng 25m.
Với thiết kế chủ yếu theo cấu trúc Hy Lạp, ngay từ bên ngoài người ta có thể thấy các cột được xây dựng theo kiểu Corin, lối đi nằm dọc với hình ảnh mô tả hai anh em song sinh huyền thoại Castor và Pollux. Phía trên trung tâm là một người phụ nữ có thể là hình ảnh mô phỏng của Isis, một vị thần Ai Cập.
Cũng được thể hiện ở đó là hình ảnh 6 nữ chiến binh huyền thoại trong thế giới cổ đại. Các hình ảnh được minh họa cũng bao gồm quái vật sư tử đầu chim, đại bàng, hai con vật có cánh này được coi là biểu tượng của chiến thắng và hình ảnh các loài thực vật như cây anh túc, nho và cây lựu. Hình hoa hồng, biểu tượng của hoàng tộc cũng được thấy ở đây, cho thấy đây là mộ của một vị vua.
Trái ngược với vẻ cầu kỳ bên ngoài, bên trong ngôi mộ được thiết kế khá đơn giản với một hành lang dẫn tới 3 phòng, phòng lớn nhất nằm ở trung tâm với chiều dài 12,5m, rộng 11m và cao khoảng 10m. Không có sự mô tả nào cho thấy ai được chôn trong mộ cũng như chính xác thời điểm xây dựng. Nhưng theo nhà nghiên cứu Andrew Steward, có thể đó là mộ của Vua Aretas IV, mất vào năm 15 sau Công nguyên và 2 người vợ của ông.
Bên cạnh khu lăng mộ Khazneh lộng lẫy, 3 ngôi đền cổ đại cũng là điểm nhấn trong kiến trúc cũng như đời sống tín ngưỡng phong phú của cư dân cổ đại của Petra. Một trong số đó là Oasr al-Bind. Tường của ngôi đền vẫn được bảo tồn với chiều cao 23m. Một người sẽ phải leo 19 bậc thang lên tới chỗ dừng rồi 8 bậc nữa qua 4 cái cột để đến được hành lang của đền trước khi đi tới một sảnh chính với kích thước mỗi bề của sảnh khoảng 28m. Phía cuối là Nơi Cực Thánh.
Đến với Petra không chỉ là đến với các công trình kiến trúc hàng nghìn năm mà còn là đến với sự giao hòa giữa một nền văn hóa đỉnh cao và thiên nhiên hùng vĩ.
Nguồn tham khảo: https://topviettravel.com
17. KHU DI TÍCH MACHU PICCHU, PERU
Machu Picchu có lẽ là biểu tượng thân thuộc nhất của Đế chế Inca. Thường được gọi là "Thành phố đã mất của người Inca", từ năm 1983 địa điểm này đã được lựa chọn trở thành một Địa điểm Di sản Thế giới của UNESCO.
Xem thêm
Mọi người cho rằng thành phố này do Sapa Inca Pachacuti xây dựng, bắt đầu từ khoảng năm 1440, và không có người ở cho tới cuộc Chinh phục Peru của người Tây Ban Nha năm 1532. Bằng chứng khảo cổ (cộng với những nghiên cứu gần đây về các văn bản thời kỳ đầu thuộc địa) cho thấy Machu Picchu không phải là một thành phố thông thường, mà chỉ là một thị trấn nghỉ dưỡng của giới quý tộc Inca (tương tự như các Làng Roma). Nơi này có một cung điện lớn và các đền đài dành cho các vị thần Inca bao quanh một sân, với những công trình kiến trúc khác cho người hầu. Ước tính rằng không quá 750 người sống tại Machu Picchu cùng một thời điểm, và có lẽ chỉ một phần nhỏ trong số đó sống tại nơi này trong mùa mưa và khi không có vị quý tộc nào tới đó.
Mọi người cho rằng nơi này đã được lựa chọn vì vị trí độc nhất của nó cũng như vì các đặc điểm địa lý. Có ý kiến cho rằng bóng của rặng núi phía sau Machu Picchu là hình bộ mặt người Inca nhìn lên phía bầu trời, và đỉnh lớn nhất, Huayna Picchu (có nghĩa Đỉnh Trẻ), là cái mũi của nó.
Năm 1913, địa điểm này đã thu hút sự chú ý rộng rãi của công chúng sau khi National Geographic Society dành toàn bộ chương trình tháng 4 của họ cho Machu Picchu.
Năm 2000, khoảng 400.000 người đã viếng thăm Machu Picchu, và UNESCO bày tỏ sự lo ngại của mình với sự xuống cấp có thể xảy ra đối với địa điểm này bởi một lượng du khách lớn như vậy. Nhằm ngăn chặn sự xâm hại với di tích, chỉ tối đa 2.500 khách tham quan được phép vào thăm tàn tích Machu Picchu trong một ngày. Chính quyền Peru đã nhấn mạnh rằng không có vấn đề gì xảy ra, và rằng sự xa xôi của di tích tự nó sẽ đặt ra những hạn chế tự nhiên với ngành du lịch. Định kỳ, những đề xuất được đưa ra nhằm thiết lập một hệ thống cáp treo dẫn tới nơi này, nhưng chúng luôn luôn bị bác bỏ.
Machu Picchu cách 70 km phía tây bắc Cusco, trên đỉnh núi Machu Picchu, ở độ cao khoảng 2.350 mét trên mực nước biển. Đây là một trong những trung tâm khảo cổ quan trọng nhất tại Nam Mỹ và vì thế cũng là nơi thu hút đông khách du lịch nhất tại Peru.
Từ trên đỉnh, tại vách đá Machu Picchu, là một vách đứng dài 600 mét kéo tới đáy Sông Urubamba. Vị trí thành phố là một bí mật quân sự nhờ vách đá dốc và núi non bao quanh là sự phòng vệ quân sự tự nhiên tuyệt hảo.
Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org
Ẩn bớt tin
18. ĐẢO PHỤC SINH, CHILE
Đảo Phục Sinh là một hòn đảo ở đông nam Thái Bình Dương, thuộc chủ quyền Chile, nằm ở cực đông nam Tam giác Polynesia. Đảo Phục Sinh nổi tiếng vì 887 bức tượng đá, gọi là moai, được tạo ra bởi người Rapa Nui cổ. Năm 1995, UNESCO công nhận đảo Phục Sinh là một Di sản thế giới, với đa phần diện tích được bảo vệ trong vườn quốc gia Rapa Nui.
Xem thêm
Người Polynesia có thể đã đến đảo Phục Sinh vào khoảng từ năm 700 đến 1100, và đã tạo nên một nền văn hóa giàu có và phát triển, thể hiện qua những bức tượng moai và đồ tạo tác khác. Tuy nhiên, hoạt động con người, sự xuất hiện chuột lắt và quá tải dân số đã dẫn tới sự phá rừng và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, kéo theo sự suy sụp của nền văn minh Rapa Nui.[4] Khi người châu Âu đến đây vào năm 1722, dân số trên đảo chỉ còn 2.000–3.000, giảm xuống từ ước tính 15.000 người một thế kỷ trước. Bệnh dịch và buôn bán nô lệ tiếp tục làm giảm dân số người Rapa Nui, tới chỉ còn 111 người năm 1877.
Đảo Phục Sinh là một trong những đảo có người ở hẻo lánh nhất trên thế giới. Đảo gần nhất có người ở là đảo Pitcairn (khoảng 50 người năm 2013), cách 2.075 kilômét (1.289 dặm); thị trấn gần nhất là Rikitea, có dân số chỉ hơn 500, nằm trên đảo Mangareva, cách 2.606 km (1.619 dặm); điểm đất liền gần nhất nằm ở miền trung Chile, cách 3.512 kilômét (2.182 dặm).
Đảo Phục Sinh là một lãnh thổ đặc biệt của Chile, sáp nhập năm 1888. Về hành chính, nó thuộc vùng Valparaíso và chính xác hơn, nó là xã duy nhất trong tỉnh Isla de Pascua. Theo thống kê 2012, đảo có 5.800 dân, trong đó khoảng 60% là người Rapa Nui bản địa.
Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org
19. ĐẤU TRƯỜNG LA MÃ, ITALIA
Đấu trường La Mã tại Italia là một công trình kiến trúc nặng ký thực sự, thường được coi là một trong bảy kỳ quan "hiện đại" của thế giới. Cho đến tận ngày nay, nó vẫn luôn mang đến một cảm giác ngưỡng mộ đến sửng sốt cho bất cứ ai đã một lần được chiêm ngưỡng công trình kiến trúc tuyệt vời này của thời Đế Chế La Mã.
Xem thêm
Đấu trường La Mã tại Ý được xây dựng vào năm 70 và 72 sau công nguyên. Đây là đấu trường lớn nhất thủ đô Rome, trong quá khứ nó có thế chứa đến 50,000 khán giả. Ngày nay, dù chỉ còn giữ lại chưa tới 1/3 cấu trúc ban đầu nhưng nó vẫn được coi là biểu tượng của đế chế La Mã và là một trong những tuyệt tác trường tồn cùng với thời gian.
Trong thời cổ đại, nơi này được ví như con đường đến địa ngục. Đấu trường sử dụng cho các võ sỹ giác đấu và nô lệ có nguồn gốc tù binh chiến tranh thi đấu. Theo ước tính, hơn 500.000 người và hơn 1 triệu động vật chết khi tham gia các trò chơi sinh tử đẫm máu ở đấu trường La Mã nhằm mua vui cho mọi người trong thời gian công trình này hoạt động.
Đấu trường đã có những sự thay đổi lớn trong thời kì Trung Cổ. Một nhà thờ nhỏ được xây dựng ở bên trong của đấu trường vào cuối thế kỉ 6, và sân đấu thì trở thành một nghĩa trang. Nhiều khoảng không bên dưới những bậc thang được sử dụng làm chỗ ở hoặc xưởng thủ công, và người ta tiếp tục thuê nhà ở đó cho tới tận thế kỉ 12. Năm 1349, một trận động đất lớn đã làm sụp đổ toàn bộ phần tường bên ngoài của mặt phía nam.
Qua hơn 2000 năm, sau bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, những thay đổi ít nhiều đã được tạo ra và hình thành một đấu trường La Mã - Colosseum như ngày nay. Nó xứng đáng với danh hiệu “Chứng nhân lịch sử” của mình.
Kiến trúc độc đáo của đấu trường La Mã
Địa điểm được lựa chọn để xây dựng là một khu đất bằng phẳng trên một sàn của thung lũng giữa Đồi Caeli và Đồi Esquiline và đồi Palatine. Đấu trường La Mã với chiều cao 48m, dài 189m và rộng 156m. Ước tính tường bên ngoài có chu vi 545 m và cần phải dùng 100.000 m3 đá hoa cương được giữ với nhau bằng 300 tấn vòng kẹp sắt.
Tại trung tâm của Colosseum là Hypogeum, một phần của mạng lưới ngầm, bên trên là sàn của đấu trường. Thiết kế bên trong hoàn hảo tới mức người dân có thể nhanh chóng thoát khỏi tòa nhà chỉ trong vài phút. Điều này là nhờ 4 hàng cửa vòm cuốn bằng những trụ đá vuông và có chiều cao 48m được chia làm 3 tầng. Mỗi hàng cửa vòm có tất cả 80 cửa để khán giả ra vào trong đấu trường.
Các chỗ ngồi trên khán đài được sắp xếp theo nguồn gốc và chức tước của người xem. Hàng ghế đầu tiên gần sân khấu nhất làm bằng đá hoa cương để dành cho hoàng đế và các vị senators. Kế tiếp là 14 hàng ghế làm bằng đá sa thạch dành cho các kỵ sĩ. Các hàng tiếp theo được chia làm ba khu. Khu dưới dành cho những người giàu có, khu trên cùng dành cho những người nghèo khó. Hạng bét nhất trong Colosseo là các hàng ghế gỗ dành cho phụ nữ ở trên cao và xa sân khấu nhất.
Ngoài ra, du khách cũng có thể ghé thăm mạng lưới đồ sộ của những đường hầm dưới lòng đất – nơi các đấu sĩ tôi luyện trước khi đối mặt với đám đông. Nơi này mở cửa đón khách tham quan từ mùa hè năm 2010.
Nguồn tham khảo: https://www.tourdulichuytin.com
20. KHU DU LỊCH CHICHEN ITZA, MEXICO
Chichen Itza là một quần thể di tích đồ sộ, nằm ở phía Bắc bán đảo Yucatan tại Mexico. Đây chính là công trình vĩ đại nhất còn sót lại đến ngày nay của người Maya cổ đại - tộc người sở hữu nền văn minh đáng kinh ngạc và để lại rất nhiều bí ẩn cho giới khoa học. Sự mất tích đột ngột của người Maya đến nay cũng chưa có câu trả lời hợp lý.
Xem thêm
Trong tiếng Maya, Chichen Itza có nghĩa là “miệng giếng của người Itza”. Cái tên gắn liền với vị trí của khu thành cổ: nằm trong khu vực khô hạn của vùng Trung Mỹ. Nguồn nước chủ yếu lấy từ những hang động trên núi đá nham thạch nằm gần ngôi thành, nên mới được gọi bằng cái tên như vậy.
Từ những năm 600 sau Công nguyên, người dân Maya đã xây dựng những công trình đầu tiên, biến nơi này trở thành một trong những trung tâm văn hóa, xã hội thiêng liêng nhất trong hàng trăm năm, trước khi suy tàn bởi nội chiến vào thế kỷ XIII theo Biên niên sử của người Maya. Trải qua thăng trầm lịch sử và sự phá hủy của thời gian, nhưng nhiều công trình, đền đài, kim tự tháp đồ sộ và huyền bí của khu thành cổ vẫn tồn tại bền vững cho đến ngày nay.
Nổi tiếng nhất là kim tự tháp Kukulkan (El castillo). Đây là ngôi đền thờ thần rắn linh thiêng và cũng là đài thiên văn của người Maya cổ đại. Kim tự tháp Kukulkan cao 24m và có ngôi đền trên đỉnh cao 6m, với bốn mặt đối xứng, mỗi bên có 91 bậc thang, cộng với phần đàn tế ở đỉnh tháp là 365 bậc tượng trưng cho các ngày trong năm. 52 phiến đá làm nên kim tự tháp biểu hiện cho vòng luân chuyển 52 năm trong lịch Maya.
Tại phòng cao nhất trên đỉnh còn có ngai vàng hình báo đốm của vua Kukulkan xa xưa. Vào hai ngày Xuân phân và Thu phân, bóng râm từ các bậc góc trượt theo cạnh phía Bắc kim tự tháp cùng với chuyển động của mặt trời; điều này cho thấy cách tính thời gian của người Maya thông qua Kim tự tháp đã phát triển đến một trình độ rất cao. Các nhà khoa học còn phát hiện ra bên trong công trình này là hai kim tự tháp nhỏ hơn lồng vào nhau, rất có thể ẩn chứa nhiều bí mật mà con người hiện đại chưa thể khám phá.
Trong thành còn có nhiều sân bóng cổ. Trong đó sân lớn nhất có kích thước 166m x 68m, được bao quanh bởi các bức tường cao chạm khắc hình những con rắn uốn lượn vào nhau. Dưới chân tường là những tấm phù điêu hình cầu thủ, có tấm còn khắc hình cầu thủ bị chặt đầu.
Người ta cho rằng người Maya cổ đại sẽ tổ chức đá bóng khi có tranh cãi hoặc để cầu mưa. Hai đội tượng trưng cho sự đối đầu giữa thần trên trời và thần dưới lòng đất, trái bóng tượng trưng cho mặt trời.
Người Maya xưa kia, với trình độ khoa học vượt bậc của mình, còn xây dựng một đài quan sát thiên văn El Caracol, có cầu thang xoáy trôn ốc bên trong. Từ đây, các nhà bác học có thể quan sát bầu trời, dự báo về các trận mưa sắp đến.
Đây còn là nơi tọa lạc của “ngôi đền của các chiến binh Templo des Guerreros”, có cấu trúc gồm một kim tự tháp và một hàng cột lớn tượng trưng cho các chiến binh. Bên ngoài đền thờ còn có hơn 1.000 cột nổi tiếng chạm khắc tinh xảo hình ảnh những chiến binh anh dũng.
Được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới và là một trong bảy kỳ quan thế giới mới, Chichen Itza ngày nay thu hút rất đông khách du lịch đến tham quan. Nơi đây cũng là một công trình hấp dẫn rất nhiều nhà nghiên cứu khảo cổ để khám phá về nền văn minh Maya bí ẩn bậc nhất trên Trái Đất thuở xa xưa.
Tìm đến Chichen Itza để khám phá những điều thần bí, thiêng liêng mà mảnh đất nghìn năm này nắm giữ, về nền minh Maya phát triển rực rỡ một thời.
Nguồn tham khảo: https://www.vyctravel.com