ảnh đẹp siêu xe, hoa đẹp, nhà cao, động vật đẹp, cánh đồng hoa, địa điểm du lịch, chim đẹp, kỳ quan thế giới, cá đẹp, nhà khoa học, nữ xinh, động vật có sừng đẹp, động vật hoang dã,

Các nhà khoa học nổi tiếng nhất thế giới

1. ISAAC NEWTON

(January 4, 1643 – March 31, 1727)

ISAAC NEWTON

Ông là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhà thần học và nhà giả kim người Anh, được nhiều người xem là một trong những nhà khoa học vĩ đại và có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử, với vai trò là nhân vật chính trong cuộc cách mạng khoa học.

Xem thêm

Euler là một trong những nhà toán học nổi tiếng nhất của thế kỷ 18 và được coi là một trong những nhà toán học vĩ đại nhất trong lịch sử. Ông cũng được nhiều người coi là nhà toán học có năng suất nhất mọi thời đại. Sau khi ông qua đời, các công trình của ông được tập hợp lại trong quyển "Leonhard Euler Opera Omnia" gồm 85 quyển cỡ lớn với hơn 40.000 trang, (ước tính một người phải làm việc khoảng 40 năm mới có thể ghi lại lượng công trình này). Ông đã dành phần lớn cuộc đời của mình ở Saint Petersburg, Nga, và Berlin, khi ấy là thủ đô của nước Phổ. Một nhận xét của Pierre-Simon Laplace đã thể hiện ảnh hưởng của Euler đối với toán học: "Hãy đọc Euler, đọc Euler đi, ông ấy là bậc thầy của tất cả chúng ta." Tên của ông đã được đặt cho một miệng núi lửa trên Mặt Trăng và cho tiểu hành tinh 2002 Euler.

Ẩn bớt tin

2. LEONHARD EULER

(April 15, 1707 – September 18, 1783)

LEONHARD EULER

Ông là một nhà toán học, nhà vật lý học, nhà thiên văn học, nhà lý luận và kỹ sư người Thụy Sĩ. Ông (cùng với Archimedes và Newton) được xem là một trong những nhà toán học lừng lẫy nhất. Ông đã có những khám phá quan trọng và rất ảnh hưởng trong nhiều ngành toán học, như vi tích phân và lý thuyết đồ thị, đồng thời có những đóng góp tiên phong cho một số ngành như tô pô và lý thuyết số giải tích. Ông cũng giới thiệu nhiều thuật ngữ và ký hiệu toán học hiện đại, đặc biệt cho ngành giải tích toán học, nổi bật là khái niệm hàm số toán học. Ông cũng được biết đến với những nghiên cứu về cơ học, thủy động lực học, quang học, thiên văn học và lý thuyết âm nhạc.

Xem thêm

Luận thuyết của ông về Philosophiae Naturalis Principia Mathematica (tạm dịch: Các Nguyên lý Toán học của Triết học Tự nhiên) xuất bản năm 1687, đã mô tả về vạn vật hấp dẫn và ba định luật về chuyển động, được coi là nền tảng của cơ học cổ điển, đã thống trị các quan niệm về vật lý, khoa học trong suốt ba thế kỷ tiếp theo. ông cho rằng sự chuyển động của các vật thể trên mặt đất và các vật thể trong bầu trời bị chi phối bởi các định luật tự nhiên giống nhau; bằng cách chỉ ra sự thống nhất giữa định luật Kepler về sự chuyển động của hành tinh và lý thuyết của ông về trọng lực, ông loại bỏ hoàn toàn thuyết nhật tâm và theo đuổi cách mạng khoa học. Trong cơ học, Newton đưa ra nguyên lý bảo toàn động lượng (bảo toàn quán tính). Trong quang học, ông khám phá ra sự tán sắc ánh sáng, giải thích việc ánh sáng trắng qua lăng kính trở thành nhiều màu. Trong toán học, Newton cùng với Gottfried Leibniz phát triển phép tính vi phân và tích phân. Ông cũng đưa ra nhị thức Newton tổng quát. Năm 2005, trong một cuộc thăm dò ý kiến của Hội Hoàng gia về nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử khoa học, Newton là người được cho rằng có nhiều ảnh hưởng hơn Albert Einstein.

Ẩn bớt tin

3. ALBERT EINSTEIN

(March 14, 1879 – April 18, 1955)

ALBERT EINSTEIN

Ông là nhà vật lý lý thuyết người Đức, người đã phát triển thuyết tương đối tổng quát, một trong hai trụ cột của vật lý hiện đại (trụ cột còn lại là cơ học lượng tử). Mặc dù được biết đến nhiều nhất qua phương trình về sự tương đương khối lượng-năng lượng được xem là "phương trình nổi tiếng nhất thế giới"), ông lại được trao Giải Nobel Vật lý năm 1921 "cho những cống hiến của ông đối với vật lý lý thuyết, và đặc biệt cho sự khám phá ra định luật của hiệu ứng quang điện". Công trình về hiệu ứng quang điện của ông mang tính bước ngoặt khai sinh ra lý thuyết lượng tử.

Xem thêm

Khi bắt đầu sự nghiệp của mình, Einstein đã nhận ra cơ học Newton không còn có thể thống nhất các định luật của cơ học cổ điển với các định luật của trường điện từ. Từ đó ông phát triển thuyết tương đối đặc biệt, với các bài báo đăng trong năm 1905. Tuy nhiên, ông nhận thấy nguyên lý tương đối có thể mở rộng cho cả trường hấp dẫn, và điều này dẫn đến sự ra đời của lý thuyết về hấp dẫn trong năm 1916, năm ông xuất bản một bài báo về thuyết tương đối tổng quát. Ông tiếp tục nghiên cứu các bài toán của cơ học thống kê và lý thuyết lượng tử, trong đó đưa ra những giải thích về lý thuyết hạt và sự chuyển động của các phân tử. Ông cũng nghiên cứu các tính chất nhiệt học của ánh sáng và đặt cơ sở cho lý thuyết lượng tử ánh sáng. Năm 1917, Einstein sử dụng thuyết tương đối tổng quát để miêu tả mô hình cấu trúc của toàn thể vũ trụ. Cùng với Satyendra Nath Bose, năm 1924-1925 ông tiên đoán một trạng thái vật chất mới đó là ngưng tụ Bose-Einstein của những hệ lượng tử ở trạng thái gần độ không tuyệt đối. Tuy cũng là cha đẻ của thuyết lượng tử, nhưng ông lại tỏ ra khắt khe với lý thuyết này. Điều này thể hiện qua những tranh luận của ông với Niels Bohr và nghịch lý EPR về lý thuyết lượng tử. Khi ông đang thăm Hoa Kỳ thì Adolf Hitler lên nắm quyền vào năm 1933, do vậy ông đã không trở lại nước Đức, nơi ông đang là giáo sư ở Viện Hàn lâm Khoa học Berlin. Ông định cư tại Hoa Kỳ và chính thức trở thành công dân Mỹ vào năm 1940. Vào lúc sắp diễn ra Chiến tranh thế giới lần hai, ông đã ký vào một lá thư cảnh báo Tổng thống Franklin D. Roosevelt rằng Đức Quốc Xã có thể đang nghiên cứu phát triển "một loại bom mới cực kỳ nguy hiểm" và khuyến cáo nước Mỹ nên có những nghiên cứu tương tự. Điều đó dẫn đến sự ra đời của Dự án Manhattan sau này. Einstein ủng hộ việc bảo vệ các lực lượng Đồng Minh, nhưng nhìn chung, ông chống lại việc sử dụng phát kiến mới về phân hạch hạt nhân làm vũ khí. Sau này, cùng với nhà triết học người Anh Bertrand Russell, ông đã ký Tuyên ngôn Russell–Einstein, nêu bật sự nguy hiểm của vũ khí hạt nhân. Einstein làm việc tại Viện Nghiên cứu Cao cấp ở Princeton, New Jersey cho đến khi ông qua đời vào năm 1955. Einstein đã công bố hơn 300 bài báo khoa học và hơn 150 bài viết khác về những chủ đề khác nhau, ông cũng nhận được nhiều bằng tiến sĩ danh dự trong khoa học, y học và triết học từ nhiều cơ sở giáo dục đại học ở châu Âu và Bắc Mỹ. Ông được tạp chí Time bầu chọn là người có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20.

Ẩn bớt tin

4. CARL FRIEDRICH GAUSS

(April 30, 1777 – February 23, 1855)

CARL FRIEDRICH GAUSS

Ông là một nhà toán học và nhà khoa học người Đức tài năng, người đã có nhiều đóng góp lớn cho nhiều lĩnh vực khoa học, như lý thuyết số, giải tích, hình học vi phân, khoa trắc địa, từ học, tĩnh điện học, thiên văn học và quang học. Được mệnh danh là "hoàng tử của các nhà toán học", với ảnh hưởng sâu sắc cho sự phát triển của toán học và khoa học, Gauss được xếp ngang hàng cùng Leonhard Euler, Isaac Newton và Archimedes như là những nhà toán học vĩ đại nhất của lịch sử.

Xem thêm

Johann Carl Friedrich Gauss sinh ngày 30 tháng 4 năm 1777 tại Braunschweig, Lãnh địa Braunschweig-Wolfenbüttel (nay là Hạ Saxony, Đức), là con trai duy nhất của một cặp vợ chồng thuộc tầng lớp lao động nghèo trong xã hội. Mẹ của Gauss không biết chữ và không bao giờ ghi lại ngày sinh của ông, chỉ nhớ rằng Gauss được sinh ra vào thứ Tư, tám ngày trước lễ Thăng thiên (39 ngày sau lễ Phục sinh). Gauss sau đó đã giải được câu đố về ngày sinh của mình trong khi đang dò tìm ngày diễn ra lễ Phục sinh, tìm thấy các phương pháp để tính được ngày này từ cả năm trước đó và những năm sau này. Ông đã được rửa tội và cử hành lễ kiên tín trong một nhà thờ gần trường mà ông theo học khi còn nhỏ. Gauss được coi là một thần đồng. Trong đài tưởng niệm về Gauss, Wolfgang Sartorius von Waltershausen nói rằng khi Gauss mới chỉ ba tuổi, ông đã sửa lại các phép tính mà cha mình mắc phải khi bán hàng; và khi lên bảy, ông tự tin giải một bài toán cấp số cộng nhanh hơn bất kỳ ai khác trong lớp học gồm 100 học sinh của mình. Nhiều phiên bản của câu chuyện này đã được kể lại từ thời điểm đó với nhiều chi tiết khác nhau liên quan đến chủ đề của câu chuyện là gì – thường gặp nhất là bài toán cổ điển về việc cộng tất cả các số nguyên từ 1 đến 100. Có nhiều giai thoại khác về sự tiến bộ của ông khi còn chập chững, và ông đã có những khám phá toán học đột phá đầu tiên khi còn là một thiếu niên. Ông đã hoàn thành kiệt tác của mình, Disquisitiones Arithmeticae, vào năm 1798 ở tuổi 21—dù nó không được xuất bản mãi cho đến năm 1801. Công việc này đóng vai trò là nền tảng cơ bản trong việc củng cố lý thuyết số như một môn học và đã định hình lĩnh vực này cho đến ngày nay. Khả năng trí tuệ của Gauss đã thu hút sự chú ý của Công tước Braunschweig, người đã gửi ông đến trường Collegium Carolinum (nay là Đại học Kỹ thuật Braunschweig), mà ông theo học từ 1792 đến 1795, và tới Đại học Göttingen từ 1795 đến 1798. Khi còn ở trường đại học, Gauss đã độc lập tái khám phá một số định lý quan trọng. Bước đột phá của ông xảy ra vào năm 1796, khi ông chứng minh được rằng mọi đa giác đều với số cạnh bằng số nguyên tố Fermat (và, do đó, mọi đa giác đều với số cạnh bằng tích của các số nguyên tố Fermat khác nhau và lũy thừa của 2) đều có thể dựng được bằng compa và thước kẻ. Đây là một khám phá đóng vai trò chính trong một lĩnh vực quan trọng của toán học; các vấn đề về dựng hình đã làm đau đầu nhiều nhà toán học kể từ thời Hy Lạp cổ đại, và khám phá này cuối cùng đã khiến Gauss chọn sự nghiệp toán học thay vì bác ngữ học. Gauss đã thích thú với kết quả này đến nỗi ông đã yêu cầu khắc lên mộ mình sau này một hình thất thập giác đều, tuy nhiên, người xây mộ đã từ chối, nói rằng khó khăn về kỹ thuật sẽ khiến cho hình với số cạnh nhiều như vậy khi khắc lên về cơ bản sẽ trông giống một hình tròn. Năm 1796 là một năm đạt nhiều thành tựu cho cả Gauss và lý thuyết số. Ngày 30 tháng 3 năm đó, ông đã phát hiện ra một cách dựng hình thất thập giác. Sau đó, ông tiếp tục nâng cấp phát triển số học module, giúp đơn giản hóa rất nhiều thao tác trong lý thuyết số. Ngày 8 tháng 4, ông trở thành người đầu tiên chứng minh thành công định luật tương hỗ bậc hai. Định luật tổng quát đáng chú ý này cho phép các nhà toán học xác định khả năng có thể giải được của bất kỳ phương trình bậc hai nào trong số học mô-đun. Định lý số nguyên tố, được tiên đoán vào ngày 31 tháng 5, cho thấy một cách hiểu thấu đáo về cách các số nguyên tố được phân bổ trong dãy số nguyên. Ngày 10 tháng 7, Gauss cũng phát hiện ra rằng mọi số nguyên dương có thể biểu diễn dưới dạng tổng của nhiều nhất là ba số tam giác; ông đã sung sướng viết trong nhật ký của mình. Ngày 1 tháng 10, ông cho xuất bản một kết quả về các nghiệm của các đa thức với hệ số trong trường vô hạn, một kết quả mà 150 năm sau đã dẫn đến phát biểu Weil.

Ẩn bớt tin

5. GALILEO GALILEI

(February 15, 1564 – January 8, 1642)

GALILEO GALILEI

Ông là một nhà thiên văn học, vật lý học, toán học và triết học người Ý, người đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng khoa học. Các thành tựu của ông gồm những cải tiến cho kính thiên văn, các quan sát thiên văn sau đó và ủng hộ Chủ nghĩa Kopernik. Galileo được gọi là "cha đẻ của việc quan sát thiên văn học hiện đại", "cha đẻ của vật lý hiện đại", "cha đẻ của khoa học" và "cha đẻ của khoa học hiện đại." Stephen Hawking đã từng nhận xét về Galileo rằng: "Galileo, có lẽ hơn bất kỳ một người riêng biệt nào, chịu trách nhiệm về sự khai sinh khoa học hiện đại."

Xem thêm

Sự chuyển động của các vật thể tăng tốc đều, được dạy ở hầu hết trong các khóa học về vật lý của các trường trung học và cao đẳng, đã được Galileo nghiên cứu trong chủ đề về chuyển động học. Những đóng góp của ông trong thiên văn học quan sát gồm vệc xác nhận các tuần của Sao Kim bằng kính thiên văn, phát hiện bốn vệ tinh lớn nhất của Sao Mộc, được đặt tên là các vệ tinh Galileo để vinh danh ông, và sự quan sát và phân tích vết đen Mặt Trời. Galileo cũng làm việc trong khoa học và công nghệ ứng dụng, cải tiến thiết kế la bàn. Sự bênh vực của Galileo dành cho thuyết nhật tâm của Kopernik đã gây tranh cãi trong đời ông. Quan điểm địa tâm đã là thống trị từ thời Aristoteles, và sự tranh cãi nảy sinh sau khi Galileo trình bày thuyết nhật tâm như một minh chứng khiến Giáo hội Công giáo Rôma cấm tuyên truyền nó như một sự thực đã được chứng minh, vì nó chưa có thể chứng minh được theo kinh nghiệm ở thời điểm ấy và cũng trái ngược với cách giải nghĩa Kinh Thánh phổ biến đương thời. Theo lệnh của Tòa án dị giáo Rôma, Galileo cuối cùng buộc phải từ bỏ thuyết nhật tâm của mình và bị quản thúc tại gia cho tới khi qua đời.

Ẩn bớt tin

6. GOTTFRIED von LEIBNIZ

(July 1, 1646 – November 14, 1716)

GOTTFRIED von LEIBNIZ

Ông là một nhà bác học người Đức với các tác phẩm chủ yếu viết bằng tiếng Latin và tiếng Pháp.

Xem thêm

Ông được giáo dục về luật và triết học, và phục vụ như là factotum cho hai gia đình quý tộc lớn người Đức, Leibniz đã đóng một vai trò quan trọng trong chính trị của châu Âu và các vấn đề ngoại giao trong thời đại của ông. Ông chiếm vị trí quan trọng ngang nhau trong cả lịch sử triết học và lịch sử toán học. Ông khám phá ra vi tích phân độc lập với Isaac Newton, và ký hiệu của ông được sử dụng rộng rãi từ đó. Ông cũng khám phá ra hệ thống số nhị phân, nền tảng của hầu hết các cấu trúc máy tính hiện đại. Trong triết học, ông được nhớ đến nhiều nhất với chủ nghĩa lạc quan, i.e., kết luận của ông là vũ trụ của chúng ta là, trong một nghĩa giới hạn, là một vũ trụ tốt nhất mà Thiên Chúa có thể tạo ra. Ông, cùng với René Descartes và Baruch Spinoza, là một trong ba nhà lý luận (rationalist) nổi tiếng của thế kỉ 17, nhưng triết học của ông cũng nhìn ngược về truyền thống Scholastic và dự đoán trước logic hiện đại và triết học phân tích. Leibniz cũng có nhiều đóng góp lớn vào vật lý và kỹ thuật, và dự đoán những khái niệm sau này nổi lên trong sinh học, y học, địa chất, lý thuyết xác suất, tâm lý học, ngôn ngữ học và công nghệ thông tin. Ông cũng viết về chính trị, luật, đạo đức học, thần học, lịch sử và ngữ văn, đôi khi làm cả vài câu thơ. Đóng góp của ông trong nhiều lĩnh vực khác nhau xuất hiện rải rác trong các tạp chí và trong trên mười ngàn lá thư và những bản thảo chưa xuất bản. Nhiều bản thảo của ông được viết bằng tốc ký sử dụng sáng chế của riêng ông sử dụng số nhị phân để mã hóa các chuỗi ký tự. Cho đến nay, không có sưu tập đầy đủ về những tác phẩm và bản thảo của Leibniz, và do đó thống kê hết những thành tựu ông đạt được là không thể biết được.

Ẩn bớt tin

7. MICHAEL FARADAY

(September 22, 1791 – August 25, 1867)

MICHAEL FARADAY

Ông là một nhà hóa học và vật lý học người Anh (hoặc là nhà triết học tự nhiên, theo thuật ngữ của thời đó) đã có công đóng góp cho lĩnh vực Điện từ học và Điện hóa học.

Xem thêm

Faraday nghiên cứu về trường điện từ xung quanh một dây dẫn có dòng điện một chiều chạy qua. Khi nghiên cứu những vấn đề này, Faraday đã thành lập khái niệm cơ bản về trường điện từ trong vật lý, rồi sau đó được phát triển bởi James Maxwell. Ông ta cũng khám phá ra cảm ứng điện, nghịch từ, và định luật điện phân. Ông chứng minh rằng từ học có thể tác động lên các tia của ánh sáng. Những sáng chế của ông ta về những thiết bị có điện trường quay đã đặt nền móng cho công nghệ động cơ điện, và ông có công lớn khi làm cho điện có thể sử dụng trong ngành công nghệ. Về mặt hóa học, Michael Faraday phát hiện ra benzene, nghiên cứu về clathrate hydrate, sáng chế ra hình dạng đầu tiên của đèn Bunsen và hệ thống chỉ số oxi hóa, và công bố các thuật ngữ như anode, cathode, electrode, và ion. Mặc dù Faraday được đào tạo ở trường rất ít và biết ít về toán cao cấp, như phép giải tích, nhưng ông ta là một trong những nhà khoa học có uy tín trong lịch sử. Các nhà nghiên cứu về lịch sử của khoa học cho rằng ông là người chủ nghĩa thực nghiệm tốt nhất trong lịch sử khoa học. Đơn vị SI của tụ điện, farad, được đặt theo tên của ông, cũng như hằng số Faraday, điện tích trong một đơn vị mole của electron (khoảng 96,485 coulomb). Định luật cảm ứng Faraday nói rằng luồng điện từ thay đổi trong thời gian nhất định tạo ra một lực điện động tỷ lệ. Faraday là vị giáo sư hóa học Fullerian đầu tiên và lỗi lạc nhất của Viện Hoàng Gia Anh Quốc, đã giữ vị trí trong suốt cuộc đời. Albert Einstein đã dán tấm hình của Faraday lên phòng học của mình cùng với những tấm hình của Isaac Newton và James Clerk Maxwell. Faraday là người sùng đạo; ông là thành viên của nhà thờ Sandemanian, một giáo phái cơ đốc được thành lập vào năm 1730 đòi hỏi sự trung thành tuyệt đối. Người viết tiểu sử về ông đã kết luận rằng "một cảm giác mãnh liệt về Chúa và tự nhiên đã tràn ngập khắp cuộc đời và công việc của Faraday."

Ẩn bớt tin

8. Charles Robert Darwin

(February 12, 1809 - April 19, 1882)

Charles Robert Darwin

Ông là một nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực tự nhiên học người Anh. Ông là người đã phát hiện và chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên. Nếu như sự tiến hóa được cộng đồng các nhà khoa học và công chúng chấp nhận ở thời đại Darwin, thì lý thuyết chọn lọc của ông trong những năm 1930 được xem như lời giải thích chính yếu cho quá trình này, và ngày nay đã trở thành nền tảng cho lý thuyết tiến hóa hiện đại. Khám phá của Darwin là lý thuyết thống nhất cho các ngành khoa học sinh vật vì có thể đưa ra lời giải thích duy lý cho sự đa dạng loài.

Xem thêm

Trong thời gian học ở Đại học Edingburgh, Darwin bỏ bê việc học y khoa để tìm hiểu những loài động vật biển có xương sống. Sau đó ông học ở Đại học Cambridge, ở đây người ta khuyến khích đam mê nghiên cứu khoa học. Trong suốt chuyến hành trình năm năm sau đó ông có những quan sát và lý thuyết ủng hộ cho ý tưởng thống nhất sinh học của Charles Lyell. Ông cũng trở thành tác giả nổi tiếng sau khi xuất bản nhật ký về chuyến hải hành. Tự vấn về sự phân bố của các loài hoang dã và các hóa thạch theo phân vùng địa lý, Darwin đã tìm hiểu về sự biến đổi hình thái của các loài và phát triển lý thuyết chọn lọc tự nhiên vào năm 1838. Ông hoàn thành lý thuyết vào năm 1858. Khi đó Alfred Russel Wallace gởi đến ông bài luận cũng về ý tưởng như vậy. Sau đó cả hai cùng hợp tác để xuất bản lý thuyết này. Cuốn sách Nguồn gốc muôn loài (On the Origin of Species, 1859) của ông nói rằng tiến hóa qua các thế hệ là do biến dị và điều này cung cấp lời giải thích khoa học cho sự đa dạng trong tự nhiên. Ông kiểm định sự tiến hóa của loài người và chọn lọc giới tính trong các cuốn Dòng dõi của Con người (The Descent of Man), Quá trình Chọn lọc Liên quan đến Giới tính (Selection in Relation to Sex), sau đó là Biểu lộ Cảm xúc ở Con người và Loài vật (The Expression of Emotions in Man and Animals). Những nghiên cứu của ông về thực vật được xuất bản trong một loạt cuốn sách. Cuốn cuối cùng của ông là về các loài địa côn trùng và ảnh hưởng của chúng đối với đất. Để ghi nhận công lao to lớn của Darwin, ông là một trong năm người không thuộc Hoàng gia Anh của thế kỷ 19 được cử hành quốc tang và được chôn ở Westminster Abbey, cạnh mộ của John Herschel và Isaac Newton.

Ẩn bớt tin

9. Aristotle

(384 – 322 TCN)

Aristotle

Ông là một nhà triết học và bác học thời Hy Lạp cổ đại, học trò của Platon và thầy dạy của Alexandros Đại đế. Di bút của ông bao gồm nhiều lĩnh vực như vật lý học, siêu hình học, thi văn, kịch nghệ, âm nhạc, luận lý học, tu từ học (rhetoric), ngôn ngữ học, Kinh tế học, chính trị học, đạo đức học, sinh học, và động vật học. Ông được xem là người đặt nền móng cho môn luận lý học, và được mệnh danh là "Cha đẻ của Khoa học chính trị". Ông cũng thiết lập một phương cách tiếp cận với triết học bắt đầu bằng quan sát và trải nghiệm trước khi đi tới tư duy trừu tượng. Cùng với Platon và Socrates, Aristoteles là một trong ba trụ cột của văn minh Hy Lạp cổ đại.

Xem thêm

Aristoteles, cái tên có nghĩa là "mục đích tốt nhất", được sinh tại Stagira thuộc Vương quốc Macedonia cách thành Athens 200 dặm về phía bắc, tức là ở phía đông Thessaloniki ngày nay, vào năm 384 TCN. Cha của ông là bác sĩ riêng, bạn thân của quốc vương Macedonia Amyntas III (ông nội của Alexandros Đại đế). Từ nhỏ Aristoteles sống với cha mẹ và được cha dạy cho về y khoa. Năm 17 tuổi, Aristoteles đến thành Athena và theo học nghề thầy thuốc. Aristoteles đến Athens từ lúc 18 tuổi và trở thành học viên trong Học viện Platon. Ông học ở đó khoảng 20 năm trước khi rời Athens vào 348/47 TCN. Người ta thường kể lại, ông rời bỏ Athens vì thất vọng là học viện đã được giao cho cháu của Platon Speusippus lãnh đạo, mặc dù cũng có thể là vì khuynh hướng chống lại người Macedonia đang nổi dậy, cho nên ông đã bỏ đi trước khi Platon mất. Người ta có thể tưởng tượng rằng thời kỳ sống với Platon là một thời kì lý tưởng trong cuộc đời Aristoteles. Một môn đệ thông minh xuất chúng được ở gần một giáo sư toàn năng. Sự thật thì mối liên quan giữa hai thầy trò không phải luôn luôn tốt đẹp. Platon lớn hơn Aristoteles gần 43 tuổi, chỉ sự cách biệt ấy cũng không làm dễ dàng sự thông cảm. Platon công nhận rằng Aristoteles là một môn đệ thông minh xuất chúng, hiếu học vì Aristoteles là một trong những người đầu tiên trong lịch sử nhân loại biết sưu tầm những tài liệu viết tay thời bấy giờ để lập thành một thư viện. Nhà của Aristoteles được Platon gọi là nhà đọc sách, nhiều người cho đó là một lời khen, nhưng cũng có người cho đó là một lời chê có ý ám chỉ đến tinh thần quá chú trọng vào sách vở của Aristoteles. Một sự bất hoà khác quan trọng hơn xảy ra vào cuối đời Platon. Aristoteles có vẻ chống lại tư tưởng của Platon và nhiều khi không đồng ý với Platon. Thái độ này làm Platon rất bất bình coi Aristoteles như một đứa con vô ơn. Một vài học giả cho rằng Aristotetes lập một trường hùng biện. Trong số các môn sinh có Hermias sau này thành người cầm quyền tiểu quốc Atarneus. Để tỏ lòng nhớ ơn thầy cũ, Hermias mời Aristoteles về sống tại triều đình vào năm 344 TCN, Hermias giới thiệu người chị (là Pythias) của mình làm vợ Aristoteles. Cuộc hôn nhân là một sự thành công mĩ mãn. Sau đó một năm (343 TCN), quốc vương Macedonia là Philippos II mời Aristoteles về triều đình để dạy cho thái tử Alexandros. Đó là một vinh dự rất lớn cho Aristoteles, vì Philip II cũng như Alexandros là những vị vua danh tiếng và hùng mạnh nhất trong lịch sử nhân loại. Philip II chinh phục Thrace năm 356 TCN để chiếm những mỏ vàng vô cùng phong phú gấp 10 lần số vàng của Athena. Thần dân của Philip là những nông dân khoẻ mạnh, những chiến sĩ dũng cảm biết chịu đựng gian khổ. Nhờ những yếu tố ấy Philip II và Alexandros đã thôn tính hàng trăm tiểu quốc và thực hiện được sự thống nhất Hy Lạp. Philippos II không ưa chủ nghĩa cá nhân đương thời mặc dù chủ nghĩa này có kết quả tốt đẹp đối với nghệ thuật và đời sống tinh thần của dân Hy Lạp. Philippos II cho rằng chủ nghĩa cá nhân là nguồn gốc của sự đồi truỵ kinh tế cũng như chính trị. Chính dựa vào chủ nghĩa này mà những kẻ lưu manh chính trị có thể lơi dụng sự tin tưởng quá dễ dãi của dân chúng để mặc tình thao túng chính trường gây nên bè phái, giai cấp, âm mưu chống đối nhau. Philippos II quyết chấm dứt tình trạng trên để thực hiện một nước Hy Lạp thống nhất và hùng mạnh xứng đáng là trung tâm chính trị của thế giới thời bấy giờ. Trong thời niên thiếu Philippos II đã học quân sự tại Thebes (Hy Lạp). Năm 338 TCN ông chiến thắng tại Athena và thực hiện được sự thống nhất của nước Hy Lạp. Ông mong mỏi sẽ cùng người con là Alexandros tiếp tục cuộc chinh phục thế giới nhưng giấc mộng của ông bị tan vỡ vì ông bị ám sát. Khi Aristoteles đến nhận việc thì Alexandros là một cậu bé 13 tuổi bồng bột và ốm yếu, ưa cưỡi ngựa và tập ngựa. Những cố gắng của Aristoteles để làm dịu sự bồng bột của Alexandros hình như không đem lại nhiều kết quả. Theo một vài sử gia Alexandros coi Aristoteles như cha ruột của mình và về phần Alexandros cũng đã từng tuyên bố muốn học hỏi và coi trọng sự hiểu biết hơn là chinh phục thế giới. Nhưng đó chỉ là những lời lẽ xã giao vì không đúng với sự thật. Alexandros luôn luôn là một chiến sĩ thích chinh phục, sau khi thọ giáo 2 năm với Aristoteles, Alexandros nối ngôi cha và bắt đầu chinh phục thế giới. Sự thành công của Alexandros có lẽ một phần nào do ảnh hưởng của Aristoteles và người ta thường so sánh thiên tài của Aristoteles trong lãnh vực triết lý với thiên tài của Alexandros trong lãnh vực chính trị. Cả hai vĩ nhân này đều có công với nhân loại: một bên thống nhất thế giới, một bên thống nhất triết lý. Sau khi cất quân chinh phục châu Á, Alexandros để lại ở Hy Lạp những chính phủ trung thành với ông nhưng không được dân chúng ủng hộ. Truyền thống dân chủ của người Hy Lạp không thể một sớm một chiều bị lu mờ trước sức mạnh của đội quân Alexandros. Tại những chính phủ này, những đảng lên cầm quyền được mệnh danh là đảng Macedonia hay là đảng thân Alexandros. Năm 334 TCN, Aristoteles trở về Athena sau một cuộc du hành và lẽ cố nhiên không dấu cảm tình đối với đảng Macedonia tại đó.[11] Công trình khảo cứu khoa học, triết lý, chính trị của Athena tuy rất bao la nhưng không phải là hoàn toàn theo đuổi trong sự yên tĩnh. Nhiều biến cố chính trị luôn luôn đe doạ Aristoteles và nhóm cộng sự viên, công trình này hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự thành công của Alexandros trên lãnh vực chính trị. Những nhận xét trên đây còn cho phép chúng ta hiểu rõ tư tưởng chính trị của Aristoteles.

Ẩn bớt tin

10. DMITRI MENDELEEV

(February 8, 1834 – February 2, 1907)

DMITRI MENDELEEV

Ông là một nhà hoá học và nhà phát minh người Nga. Ông được coi là người tạo ra phiên bản đầu tiên của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, một bước ngoặt lớn trong lịch sử nghiên cứu hoá học. Sử dụng bảng tuần hoàn này, ông đã dự đoán các tính chất của các nguyên tố còn chưa được phát hiện. Ông cũng là người phát hiện nhiệt độ sôi tới hạn.

Xem thêm

Giai đoạn 1859 và 1861, ông làm việc về tính mao dẫn của các chất lỏng và kính quang phổ tại Heidelberg. Cuối tháng 8 năm 1861 ông viết cuốn sách đầu tiên về kính quang phổ. Ngày 4 tháng 4 năm 1862 ông hứa hôn với Feozva Nikitichna Leshcheva, và họ cưới ngày 27 tháng 4 năm 1862 tại nhà thờ của Trường Cao đẳng Cơ khí Nikolaev ở Saint Petersburg. Mendeleev trở thành Giáo sư Hoá học tại Viện Công nghệ Nhà nước Saint Petersburg và Đại học Nhà nước Saint Petersburg năm 1863. Năm 1865 ông trở thành Tiến sĩ Khoa học với luận văn "Về những hoá hợp của Nước và Rượu". Ông được bổ nhiệm năm 1867, và tới năm 1871 đã biến Saint Petersburg thành một trung tâm được quốc tế công nhận trong lĩnh vực nghiên cứu hoá học. Năm 1876, ông say mê Anna Ivanova Popova và bắt đầu tán tỉnh bà, năm 1881 ông cầu hôn bà và đe doạ sẽ tự tử nếu bị từ chối. Cuộc li dị của ông với Leshcheva kết thúc một tháng sau khi ông đã cưới (ngày 2 tháng 4) đầu năm 1882. Thậm chí sau khi li dị, Mendeleev về kỹ thuật vẫn là một người mắc tội lấy một người khác khi vẫn con trong hôn nhân; Nhà thờ Chính thống Nga yêu cầu phải có ít nhất 7 năm trước khi tái hôn một cách hợp pháp. Cuộc hôn nhân của ông và sự tranh cãi xung quanh nó góp phần khiến ông không thể được chấp nhận vào Viện Hàn lâm Khoa học Nga (dù danh tiếng quốc tế của ông vào thời điểm đó). Con gái ông từ cuộc hôn nhân thứ hai, trở thành vợ của nhà thơ Nga nổi tiếng Alexander Blok. Những người con khác của ông là con trai Vladimir (một thuỷ thủ, ông tham gia vào Chuyến đi về phía Đông của Nicholas II nổi tiếng) và con gái Olga, từ cuộc hôn nhân đầu tiên với Feozva, và con trai Ivan và một cặp sinh đôi với Anna. Dù Mendeleev được các tổ chức khoa học trên khắp châu Âu ca tụng, gồm cả Huy chương Copley từ Viện Hoàng gia London, ông đã từ chức khỏi Đại học Saint Petersburg ngày 17 tháng 8 năm 1890. Chân dung Mendeleev do họa sĩ Ilya Repin vẽ năm 1885 Năm 1893, ông được chỉ định làm Giám đốc Phòng Cân và Đo lường. Chính trong vai trò này ông đã được giao trách nhiệm hình thành những tiêu chuẩn nhà nước mới cho việc sản xuất vodka. Nhờ công việc của ông, năm 1894 các tiêu chuẩn mới cho vodka được đưa vào trong luật Nga và mọi loại vodka phải được sản xuất với nồng độ 40% cồn. Mendeleev cũng nghiên cứu thành phần của các giếng dầu, và giúp thành lập nhà máy lọc dầu đầu tiên tại Nga.

Ẩn bớt tin

11. Stephen William Hawking

(January 8, 1942 - March 14, 2018)

Stephen William Hawking

Ông là một nhà vật lý lý thuyết, vũ trụ học, tác giả viết sách khoa học thường thức người Anh, nguyên Giám đốc Nghiên cứu tại Trung tâm Vũ trụ học lý thuyết thuộc Đại học Cambridge. Trong số những công trình khoa học quan trọng của ông, nổi bật nhất là sự hợp tác với Roger Penrose về lý thuyết kỳ dị hấp dẫn trong khuôn khổ thuyết tương đối tổng quát, và tiên đoán lý thuyết hố đen phát ra bức xạ (tức bức xạ Hawking). Hawking là người đầu tiên khởi đầu một nền vũ trụ học dựa trên sự thống nhất giữa thuyết tương đối tổng quát và cơ học lượng tử. Ông là người ủng hộ mạnh mẽ cách diễn giải nhiều thế giới về cơ học lượng tử.

Xem thêm

Ông nhận nhiều vinh dự khác nhau, trong đó có Huân chương Tự do Tổng thống, Giải Wolf, là thành viên của Hội Nghệ thuật Hoàng gia và Viện Hàn lâm Khoa học Giáo hoàng. Hawking đảm nhiệm vị trí Giáo sư Toán học Lucas tại Đại học Cambridge từ năm 1979 đến năm 2009. Năm 2002, Hawking được xếp đứng thứ 25 trong cuộc bình chọn 100 người Anh vĩ đại nhất của BBC. Hawking cũng nổi tiếng với việc viết những cuốn sách phổ biến khoa học trong đó ông thảo luận lý thuyết của ông cũng như vũ trụ học nói chung; cuốn Lược sử thời gian đứng trong danh sách bán chạy nhất của Sunday Times trong thời gian kỷ lục: 237 tuần. Stephen Hawking mắc chứng bệnh xơ cứng teo cơ (ALS) từ năm 21 tuổi, khiến ông phải sống trong trạng thái liệt toàn thân và phải ngồi xe lăn trong phần lớn cuộc đời còn lại của mình. Căn bệnh cũng lấy đi của ông khả năng nói chuyện, buộc ông phải giao tiếp thông qua một thiết bị tạo giọng nói được gắn trực tiếp vào chiếc xe lăn của ông. Mặc dù được chẩn đoán rằng căn bệnh ALS sẽ khiến ông chỉ sống thêm được vài năm, Stephen Hawking đã kéo dài sự sống của mình cho đến tận khi ông từ trần vào ngày 14 tháng 3 năm 2018, hưởng thọ 76 tuổi.

Ẩn bớt tin

12. Thomas Alva Edison

(February 11, 1847 - October 18, 1931)

Thomas Alva Edison

Ông sinh ra ở Milan là một làng thuộc quận Erie, tiểu bang Ohio, Hoa Kỳ. Ông là một nhà phát minh và thương nhân đã phát triển rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống trong thế kỷ 20. Ông được một nhà báo đặt danh hiệu "Thầy phù thủy ở Menlo Park", ông là một trong những nhà phát minh đầu tiên ứng dụng các nguyên tắc sản xuất hàng loạt vào quy trình sáng tạo, và vì thế có thể coi là đã sáng tạo ra phòng nghiên cứu công nghiệp đầu tiên. Một số phát minh được gán cho ông, tuy ông không hoàn toàn là người đầu tiên có ý tưởng đó, nhưng sau khi bằng sáng chế đầu tiên được thay đổi nó trở thành của ông (nổi tiếng nhất là bóng đèn, trên thực tế là công việc của rất nhiều người bên trong công ty của ông). Edison được coi là một trong những nhà phát minh, nhà khoa học vĩ đại và giàu ý tưởng nhất trong lịch sử, ông giữ 1.093 bằng sáng chế tại Hoa Kỳ dưới tên ông, cũng như các bằng sáng chế ở Anh Quốc, Pháp, và Đức (tổng cộng 1.500 bằng phát minh trên toàn thế giới).

Xem thêm

Thomas Edison sinh tại Milan, Ohio, con của Samuel Ogden Edison, Jr (1804 - 1896) và Nancy Matthews Elliott (1810–1871). Thomas là đứa con thứ bảy trong gia đình. Thuở nhỏ, Edison nổi tiếng là một cậu bé hiếu kì. Edison đi học muộn vì ông vốn ốm yếu. Đầu óc ông luôn lơ mơ và giáo viên của ông là Reverend Engle gọi ông là "rối trí". Trong khi bạn bè đồng lứa còn ham chơi thì Edison đã không những luôn băn khoăn tìm hiểu mọi vật quanh mình mà còn muốn hiểu thấu đáo các vật đó. Vì những trò nghịch ngợm của mình mà Edison đã bị đuổi học ngay khi đi học được ba tháng. Mẹ ông từng là một giáo viên ở Canada và bà rất vui mừng đảm nhận việc dạy con. Bà khuyến khích và dạy ông đọc và làm thực nghiệm. Sau này ông nhớ lại, "Mẹ tôi đã tạo ra tôi. Bà rất tin tưởng và chắc chắn về tôi; và tôi cảm thấy rằng tôi có một điều gì đó để sống, một ai đó để tôi không thể làm cho thất vọng." Cuộc sống của Edison ở Port Huron vừa cay đắng vừa ngọt ngào. Ông bán kẹo và bán báo trên các chuyến tàu hỏa từ Port Huron đến Detroit. Hơi điếc từ thời thanh niên, ông đã trở thành một điện tín viên sau khi ông cứu Jimmie Mackenzie khỏi lao vào tàu hoả. Cha của Jimmie là nhân viên nhà ga J.U. Mackenzie ở Mount Clemens, Michigan, rất vui mừng bảo trợ cho Edison và dạy ông trở thành điện tín viên. Chứng nặng tai giúp Edison tránh khỏi mọi tiếng ồn ào và cũng không phải nghe nhân viên điện báo bên cạnh. Một trong những cố vấn của ông những năm đầu tiên này là một điện tín viên già và là một nhà phát minh tên là Franklin Leonard Pope, ông đã cho phép chàng trai trẻ sống và làm việc trong tầng hầm ở nhà ông tại nhà Elizabeth, New Jersey. Một số trong những phát minh đầu tiên của ông liên quan tới điện tín gồm cả máy đếm phiếu. Edison đã xin cấp bằng phát minh đầu tiên, máy đếm phiếu điện tử, ngày 28 tháng 10 năm 1868.

Ẩn bớt tin

13. ALHAZEN IBN al-HAYTHAM

(July 1, 965 – March 6, 1040)

ALHAZEN IBN al-HAYTHAM

Ông thường được biết đến là ibn al-Haytham, được Latin hóa là Alhazen hoặc Alhacen là nhà toán học, nhà thiên văn học, nhà triết học Ả Rập[7]. Ông có nhiều đóng góp cho sự phát triển của khoa học Hồi giáo nói riêng và khoa học nói chung.

Xem thêm

Quang học: Năm 1000, Alhazen nghiên cứu hiện tương phản xạ và khúc xạ. Năm 1021, Alhazen viết một cuốn sách về quang học (đó chính là Cuốn sách về quang học), và ông đưa một loạt các lập luận về sự nhìn cũng như kết luận rằng ánh sáng phải phát ra từ vật truyền đến mắt người[9]. Ông phát triển một phương pháp khoa học nhấn mạnh việc thực nghiệm để chứng minh điều đó. Ông chủ trì một nghiên cứu khoa học về tâm lý học thị giác và là nhà khoa học đầu tiên cho rằng sự nhìn diễn ra trong não bộ chứ không phải trong mắt. Ông chỉ ra rằng các thí nghiệm cá nhân có ảnh hưởng đến những gì con người nhìn thấy và cách mà họ nhìn thấy và sự nhìn cũng như tri giác là chủ quan. Điều này đã đi ngược hoàn toàn quan điểm của Plato cho rằng ánh sáng phát ra từ mắt. Do đó Alhazen cho rằng ánh sáng phải di chuyển với vận tốc hữu hạn, và tốc độ ánh sáng cũng biến đổi, giảm đi trong những vật liệu đặc hơn.Ông cũng nghĩ rằng ánh sáng là một loại chất, lan truyền trên quãng đường đòi hỏi thời gian, ngay cả khi chúng ta không cảm nhận được. Ông cũng cho người ta thấy khả năng phóng đại của các kính. Alhazen được mệnh danh là cha đẻ của quang học. Thiên văn học: Alhazen đã nghiên cứu các đặc điểm của ánh sáng Mặt Trời bằng các thí nghiệm với camera trong buồng tối obscura, được miêu tả trong quyển Sách quang học (1021), và đã minh họa rằng Mặt Trời là nguồn cung cấp ánh sáng cho Mặt Trăng. Toán học: Alhazen đã giải thích cho định lý mà ngày nay được gọi là định lý Wilson. Ông cũng là người nghiên cứu đầu tiên về không gian ba chiều. Alhazen còn nhận ra rằng mọi số hoàn chỉnh chẵn đều phải có dạng 2n−1(2n − 1) khi 2n − 1 là số nguyên tố, nhưng ông không thể chứng minh được kết quả này.

Ẩn bớt tin

14. NIKOLA TESLA

(July 10, 1856 – January 7, 1943)

NIKOLA TESLA

Ông là một nhà phát minh, kỹ sư điện, kỹ sư cơ khí, và tương lai học người Mỹ gốc Serbia mà được biết đến nhiều nhất vì những đóng góp của mình để thiết kế hệ thống cung cấp điện dòng điện xoay chiều hiện đại.

Xem thêm

Sinh ra và lớn lên ở Đế quốc Áo, Tesla theo học ngành kỹ thuật và vật lý vào những năm 1870 mà không cần bằng cấp, đồng thời tích lũy kinh nghiệm thực tế vào đầu những năm 1880 khi làm việc trong lĩnh vực điện thoại và tại Continental Edison trong ngành năng lượng điện mới. Năm 1884, ông di cư đến Hoa Kỳ, nơi ông trở thành công dân nhập tịch. Anh ấy đã làm việc một thời gian ngắn tại Edison Machine Works ở Thành phố New York trước khi tự mình thành lập. Với sự giúp đỡ của các đối tác để tài trợ và tiếp thị các ý tưởng của mình, Tesla đã thành lập các phòng thí nghiệm và công ty ở New York để phát triển một loạt các thiết bị điện và cơ khí. Động cơ cảm ứng dòng điện xoay chiều (AC) của ông và các bằng sáng chế xoay chiều nhiều pha liên quan, được cấp phép bởi Westinghouse Electric vào năm 1888, đã mang về cho ông một số tiền đáng kể và trở thành nền tảng của hệ thống đa pha mà công ty đó cuối cùng đã tiếp thị. Cố gắng phát triển những phát minh mà ông có thể cấp bằng sáng chế và đưa ra thị trường, Tesla đã tiến hành một loạt các thí nghiệm với bộ tạo dao động cơ học / máy phát điện, ống phóng điện và hình ảnh tia X sơ khai. Ông cũng chế tạo một chiếc thuyền điều khiển không dây, một trong những chiếc đầu tiên từng được trưng bày. Tesla trở nên nổi tiếng với tư cách là một nhà phát minh và đã thể hiện những thành tựu của mình trước những người nổi tiếng và những người bảo trợ giàu có tại phòng thí nghiệm của mình, đồng thời được ghi nhận về tài năng của mình tại các buổi thuyết trình trước công chúng. Trong suốt những năm 1890, Tesla đã theo đuổi ý tưởng của mình về chiếu sáng không dây và phân phối điện không dây trên toàn thế giới trong các thí nghiệm điện cao áp, tần số cao của mình ở New York và Colorado Springs. Năm 1893, ông đưa ra tuyên bố về khả năng giao tiếp không dây với các thiết bị của mình. Tesla đã cố gắng đưa những ý tưởng này vào ứng dụng thực tế trong dự án Wardenclyffe Tower còn dang dở của mình, một thiết bị phát điện và liên lạc không dây xuyên lục địa, nhưng đã hết kinh phí trước khi ông có thể hoàn thành nó. Sau Wardenclyffe, Tesla đã thử nghiệm hàng loạt phát minh vào những năm 1910 và 1920 với mức độ thành công khác nhau. Sau khi tiêu gần hết số tiền của mình, Tesla đã sống trong một loạt khách sạn ở New York, để lại những hóa đơn chưa thanh toán. Ông mất tại thành phố New York vào tháng 1 năm 1943. Công việc của Tesla rơi vào tình trạng mù mờ sau khi ông qua đời, cho đến năm 1960, khi Hội nghị chung về trọng lượng và đo lường đặt tên cho đơn vị SI của mật độ từ thông là tesla để vinh danh ông. Mối quan tâm của công chung đối với Tesla đã trở lại từ những năm 1990.

Ẩn bớt tin

15. MARIE SKLODOWSKA-CURIE

(November 7, 1867 – July 4, 1934)

MARIE SKLODOWSKA-CURIE

Bà là một nhà vật lý và hóa học người Pháp gốc Ba Lan. Bà được coi là người tiên phong trong việc nghiên cứu về tính phóng xạ (bà là người đặt ra thuật ngữ phóng xạ). Marie còn là người phụ nữ đầu tiên nhận giải Nobel, người đầu tiên và là phụ nữ duy nhất vinh dự giành được hai Giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau – vật lý và hóa học. Marie Curie là nữ giảng viên đại học đầu tiên tại Đại học Paris (Sorbonne). Vào năm 1995, tro xương của bà được đưa vào tưởng niệm tại điện Panthéon ở Paris vì những đóng góp to lớn cho nhân loại.

Xem thêm

Tên khai sinh của bà là Maria Salomea Skłodowska, (phiên âm tiếng Việt: Ma-ri-a Xa-lô-mê-a Xcuô-đốp-xka) sinh tại thủ đô Warszawa của Vương quốc Ba Lan (lúc bấy giờ là thuộc địa của Nga). Bà học tập tại Đại học Floating – Đại học lưu động một cách bí mật tại Warszawa và bắt đầu nghiên cứu khoa học tại đó. Năm 1891, ở tuổi 24, bà theo chị gái của mình là Bronia đi học ở Paris, nơi cánh cửa khoa học mở rộng cho phụ nữ để thực hiện mơ ước làm khoa học. Bà đã cùng nhận giải Nobel Vật lý năm 1903 với chồng Pierre Curie và nhà Vật lý học Henri Becquerel. 8 năm sau, năm 1911 bà giành được giải Nobel Hóa học. Thành tựu của bà đối với khoa học vô cùng to lớn. Bà đã phát triển lý thuyết phóng xạ (phóng xạ là thuật ngữ do bà đặt ra), kỹ thuật để cô lập đồng vị phóng xạ và phát hiện ra hai nguyên tố, polonium và radium. Dưới sự chỉ đạo của bà, các nghiên cứu đầu tiên trên thế giới đã được tiến hành để điều trị các khối u bằng cách sử dụng các đồng vị phóng xạ. Cô thành lập Viện Curie ở Paris và Warsaw – nơi vẫn là trung tâm nghiên cứu y học lớn hiện nay. Trong Thế chiến I, bà đã phát triển các xe X–quang di động để cung cấp dịch vụ X-quang cho các bệnh viện dã chiến. Sau khi nhập quốc tịch Pháp, Marie Skłodowska – Curie đã sử dụng cả hai họ. Bà không bao giờ quên đi bản sắc của dân tộc Ba Lan. Marie đã dạy cho con gái mình tiếng Ba Lan và đưa chúng đi thăm quê hương mình. Bà đã đặt tên cho nguyên tố hóa học đầu tiên mà bà phát hiện ra là poloni, nghĩa là Ba Lan. Marie Curie qua đời năm 1934 ở tuổi 67 tại một nhà điều dưỡng ở Sancellemoz (Haute-Savoie), Pháp. Bà đã bị thiếu máu bất sản do tiếp xúc với bức xạ trong quá trình nghiên cứu khoa học và trong quá trình nghiên cứu phóng xạ của bà tại các bệnh viện dã chiến trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Ẩn bớt tin

16. EUCLID of ALEXANDRIA

(circa 325 – 265 TCN)

Ông đôi khi còn được biết đến với tên gọi Euclid thành Alexandria, là nhà toán học lỗi lạc thời cổ Hy Lạp, sống vào thế kỉ 3 TCN. Ông được mệnh danh là "cha đẻ của hình học". Có thể nói hầu hết kiến thức hình học ở cấp trung học cơ sở hiện nay đều đã được đề cập một cách có hệ thống, chính xác trong bộ sách Cơ sở gồm 13 cuốn do Euclid viết ra, và đó cũng là bộ sách có ảnh hưởng nhất trong Lịch sử toán học kể từ khi nó được xuất bản đến cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Ngoài ra ông còn tham gia nghiên cứu về luật xa gần, đường cô-nic, lý thuyết số và tính chính xác. Tục truyền rằng có lần vua Ptolemaios I Soter hỏi Euclid rằng liệu có thể đến với hình học bằng con đường khác ngắn hơn không? Ông trả lời ngay: "Muôn tâu Bệ hạ, trong hình học không có con đường dành riêng cho vua chúa".

Xem thêm

Bằng cách chọn lọc, phân biệt các loại kiến thức hình học đã có, bổ sung, khái quát và sắp xếp chúng lại thành một hệ thống chặt chẽ, dùng các tính chất trước để suy ra tính chất sau, bộ sách Cơ sở đồ sộ của Euclid đã đặt nền móng cho môn hình học cũng như toàn bộ toán học cổ đại. Bộ sách gồm 13 cuốn: sáu cuốn đầu gồm các kiến thức về hình học phẳng, ba cuốn tiếp theo có nội dung số học được trình bày dưới dạng hình học, cuốn thứ mười gồm các phép dựng hình có liên quan đến đại số, 3 cuốn cuối cùng nói về hình học không gian. Trong cuốn thứ nhất, Euclid đưa ra 5 tiên đề: Qua hai điểm bất kì, luôn luôn vẽ được một đường thẳng Đường thẳng có thể kéo dài vô hạn. Với tâm bất kì và bán kính bất kì, luôn luôn vẽ được một đường tròn. Mọi góc vuông đều bằng nhau. Nếu 2 đường thẳng tạo thành với 1 đường thẳng thứ 3 hai góc trong cùng phía có tổng nhỏ hơn 180 độ thì chúng sẽ cắt nhau về phía đó. Và 5 định đề: Hai cái cùng bằng cái thứ ba thì bằng nhau. Thêm những cái bằng nhau vào những cái bằng nhau thì được những cái bằng nhau. Bớt đi những cái bằng nhau từ những cái bằng nhau thì được những cái bằng nhau. Trùng nhau thì bằng nhau. Toàn thể lớn hơn một phần. Với các tiên đề và định đề đó, Euclid đã chứng minh được tất cả các tính chất hình học. Con đường suy diễn hệ thống và chặt chẽ của bộ cơ bản làm cho tập sách được chép tay và truyền đi các nước. Tuy nhiên, các định đề và tiên đề của Euclid còn quá ít, đặc biệt là không có các tiên đề về liên tục, nên trong nhiều chứng minh, ông phải dựa vào trực giác hoặc thừa nhận những điều mà ông không nêu thành tiên đề.

Ẩn bớt tin

17.LOUIS PASTEUR

(December 27, 1822 – September 28, 1895)

Ông là một nhà sinh học, nhà vi sinh vật học, nhà hoá học, một tín đồ Công giáo người Pháp, với những phát hiện về các nguyên tắc của tiêm chủng, lên men vi sinh và thanh trùng.

Xem thêm

Ông thường được biết đến qua những nghiên cứu quan trọng về các nguyên nhân và biện pháp chữa bệnh, và những khám phá đó của ông đã cứu sống vô số người kể từ đó. Ông đã đề ra các biện pháp thanh trùng để làm giảm tỷ lệ tử vong sau khi sinh đẻ ở các sản phụ, tạo ra loại vắc-xin đầu tiên cho bệnh dại và bệnh than. Những nghiên cứu của ông góp phần hỗ trợ trực tiếp cho Lý thuyết mầm bệnh và các ứng dụng trong Y học lâm sàng. Ông cũng nổi tiếng trong việc phát minh ra kỹ thuật bảo quản sữa và rượu để ngăn chặn vi khuẩn có hại xâm nhập, một quá trình mà ngày nay được gọi là thanh trùng. Ông được xem là một trong 3 người thiết lập nên lĩnh vực Vi sinh vật học, cùng với Ferdinand Cohn và Robert Koch, và được gọi là "cha đẻ của Vi sinh vật học". Pasteur có vai trò lớn trong việc bác bỏ Thuyết tự sinh, vốn in sâu trong tư tưởng các nhà khoa học trước đó. Ông đã thí nghiệm cho thấy rằng nếu không có sự nhiễm khuẩn từ bên ngoài, vi sinh vật không thể tự xuất hiện. Ông chứng minh rằng trong bình tiệt trùng được đóng kín thì sẽ không có vi khuẩn, nhưng khi mở thì vi khuẩn lại xuất hiện, chứng tỏ vi khuẩn đã xâm nhập vào bình qua đường không khí. Thí nghiệm này giúp ông giành giải Alhumbert. Tuy Pasteur không phải là người đầu tiên đề xuất Lý thuyết mầm bệnh, ông đã phát triển nó và tiến hành các thí nghiệm cho thấy rõ tính đúng đắn của nó và thuyết phục người dân Châu Âu tin rằng đó là sự thật. Pasteur đồng thời có những khám phá quan trọng trong ngành Hóa học, đáng chú ý nhất là cơ bản về phân tử đối với tính không đối xứng của một số tinh thể nhất định và raxemic hóa. Ông là Giám đốc Viện Pasteur cho đến khi ông qua đời, và thi thể ông nằm bên dưới viện trong một hầm được theo phong cách khảm Byzantine.

Ẩn bớt tin

18. JOHANNES KEPLER

(December 27, 1571 – November 15, 1630)

JOHANNES KEPLER

Ông là một nhà toán học, thiên văn học và chiêm tinh học người Đức. Là một trong những đại diện của cuộc cách mạng khoa học thế kỷ 17, Kepler được biết đến nhiều nhất bởi các định luật về chuyển động thiên thể mang tên ông do các nhà thiên văn học thiết lập dựa trên những công trình của ông như Astronomia nova, Harmonice Mundi và cuốn Thiên văn học Copernicus giản lược.

Xem thêm

Khởi đầu sự nghiệp, Kepler từng là một giáo viên Toán ở chủng viện Graz, trước khi đảm nhiệm vai trò trợ tá cho nhà Thiên văn Tycho Brahe, và cuối cùng trở thành nhà Thiên văn học triều đình cho Hoàng đế La Mã Thần thánh Rudolf II và sau đó là các hoàng đế kế vị Matthias và Ferdinand II. Trong những năm biến động cuối đời, ông dạy toán ở Linz (Áo) và là cố vấn cho Albrecht von Wallenstein. Được biết đến chủ yếu ngày nay vì những nghiên cứu thiên văn học, ông còn có những công trình quan trọng trong lĩnh vực quang học, phát minh ra một mẫu kính viễn vọng phản xạ (Kính viễn vọng Kepler), và thảo luận về những khám phá bằng kính viễn vọng của một nhà khoa học sống cùng thời, Galileo Galilei. Kepler sống trong một thời đại mà giữa thiên văn và chiêm tinh không có sự phân biệt rõ ràng, nhưng có sự chia tách giữa thiên văn (như một nhánh của toán học) và vật lý (một nhánh của triết học tự nhiên). Kepler cũng kết hợp lý lẽ và lập luận tôn giáo vào công trình của mình, được thúc đẩy bởi đức tin rằng Chúa đã tạo ra thế giới theo một kế hoạch khả tri mà con người có thể lĩnh hội qua ánh sáng của lý trí. Kepler mô tả nền Thiên văn học mới của ông là "Vật lý học thiên thể", như "một cuộc dạo chơi vào siêu hình học của Aristotle", và "một sự bổ sung cho tiểu luận Về bầu trời của Aristotle", biến đổi truyền thống cổ đại về Vũ trụ học Vật lý với việc xem Thiên văn là một phần của một Vật lý học Toán học phổ quát.

Ẩn bớt tin

19. MAX PLANCK

(April 23, 1858 – October 4, 1947)

MAX PLANCK

Ông là một nhà vật lý người Đức, được xem là người sáng lập cơ học lượng tử và do đó là một trong những nhà vật lý quan trọng nhất của thế kỷ 20. Ông đạt giải Nobel vật lý năm 1918.

Xem thêm

Sau khi trình luận án hậu tiến sĩ, ông làm giảng sư không công tại München để chờ ứng cử giáo sư. Mặc dù các chuyên gia thời đó không lưu tâm đến ông, Max Planck vẫn tiếp tục công trình nghiên cứu trong lĩnh vực lý thuyết nhiệt học, dần dần phát triển một dạng hình thức của nhiệt động học như Josiah Willard Gibbs nhưng không biết về điểm này. Khái niệm entropy – vốn được Clausius đề nhập – giữ vai trò trung tâm trong công trình của ông. Tháng 4 năm 1885, Đại học Christian-Albrecht ở Kiel cử Planck làm phó giáo sư (Extraordinarius) môn Vật lý lý thuyết. Lương một năm của ông lúc đó là 2000 RM (Reichsmark). Các công trình nghiên cứu về entropy và cách ứng dụng nó – phần lớn để đáp ứng những vấn đề vật lý hóa học – được tiến triển. Ông đưa ra lời giải thích từ phía nhiệt động học cho thuyết phân chế điện giải (elektrolytische Dissoziationstheorie) của Svante Arrhenius. Nhưng Svante Arrhenius lại tỏ vẻ khước từ quan điểm này. Trong thời kì dạy ở Kiel này, Planck đã bắt đầu công trình nghiên cứu phân tích giả thiết nguyên tử (Atomhypothese). Tháng 4 năm 1889, Planck được bổ nhiệm kế thừa Kirchhoff tại Berlin (người ta cho là qua sự giới thiệu của Helmholtz); từ 1892 trở đi, ông là giáo sư chính vị (Ordinarius). Lương năm của ông giờ đây là 6200 RM (cộng thêm khoảng 1000 RM cho phí dụng và bản quyền). Năm 1907, Planck được mời làm giáo sư kế thừa Boltzmann tại Viên, nhưng ông từ chối, ở lại Berlin và để đáp ân thầy mình, sinh viên Berlin thực hiện buổi biểu tình cầm đuốc ở đây. Ông về hưu danh dự ngày 1 tháng 10 năm 1907; người thừa kế ông là Erwin Schrödinger.

Ẩn bớt tin

20. AUGUSTIN-LOUIS CAUCHY

(August 21, 1789 – May 23, 1857)

AUGUSTIN-LOUIS CAUCHY

Ông là một nhà toán học người Pháp sinh ngày 21 tháng 8 năm 1789 tại Paris và mất ngày 23 tháng 5 năm 1857 cũng tại Paris. Ông vào học Trường Bách khoa Paris (École Polytechnique) lúc 16 tuổi. Năm 1813, ông từ bỏ nghề kỹ sư để chuyên lo về toán học. Ông dạy toán ở Trường Bách khoa và thành hội viên Hàn lâm viện Khoa học Pháp. Công trình lớn nhất của ông là lý thuyết hàm số với ẩn số tạp. Ông cũng đóng góp rất nhiều trong lãnh vực toán tích phân và toán vi phân. Ông đã đặt ra những tiêu chuẩn Cauchy để nghiên cứu về sự hội tụ của các dãy trong toán học.

Xem thêm

Sau khi hoàn thành khoá học vào năm 1810, Cauchy chấp nhận một công việc kỹ sư cơ sở tại Cherbourg, nơi Napoleon có ý định xây dựng một căn cứ hải quân. Augustin-Louis ở lại trong ba năm, và mặc dù ông đã có một công việc quản lý vô cùng bận rộn, ông vẫn tìm thấy thời gian để chuẩn bị ba bản thảo toán học mà ông đã gửi hội đồng cấp cao của Học viện Pháp quốc. Hai bản thảo đầu tiên về khối đa diện đã được chấp nhận, bản thứ ba về Mặt cắt hình nón đã bị từ chối. Tháng 9 năm 1812, Cauchy bây giờ 23 tuổi, sau khi trở bệnh do làm việc quá sức, Cauchy quay về Paris. Một lý do khác cho sự trở về của ông là do ông đã mất đi sự yêu thích trong công việc kỹ thuật của mình, ngày càng bị thu hút bởi vẻ đẹp trừu tượng của toán học tại Paris, nơi ông sẽ tìm được một vị trí tốt hơn liên quan đến toán học. Mặc dù ông vẫn giữ vị trí kỹ thuật của mình, ông đã được chuyển từ biên chế của Bộ Hàng hải sang Bộ Nội vụ. Trong 3 năm tiếp theo, ông đã dành toán bộ thời gian của mình nghiên cứu về toán học (về các chủ đề liên quan đến nhóm hoán vị, nhóm đối xứng và lý thuyết của phương trình đại số bậc cao). Ông đã cố gắng gia nhập vào hội đống cấp cao Học viện Pháp quốc nhưng đã thất bại 3 lần vào giữa những năm 1813 và 1815. Năm 1815, Napoleon bị đánh bại tại Waterloo, vua Louis XIII lên nắm quyền. Viện Hàn lâm Khoa học Pháp được tái thành lập Lazare Carnot và Gaspard Monge đã bị gỡ bỏ khỏi Học viện này vì lý do chính trị, và nhà vua bổ nhiệm Cauchy để thay thế một trong số họ.

Ẩn bớt tin

21. JAMES CLERK MAXWELL

(June 13, 1831 – November 5, 1879)

JAMES CLERK MAXWELL

là một nhà toán học, một nhà vật lý học người Scotland. Thành tựu nổi bật nhất của ông đó là thiết lập lên lý thuyết cổ điển về bức xạ điện từ, mà đã lần đầu tiên bắc chiếc cầu nối giữa điện học, từ học, và ánh sáng như là biểu hiện của cùng một hiện tượng. Phương trình Maxwell của trường điện từ đã được gọi là "lần thống nhất vĩ đại thứ hai trong vật lý" sau lần thống nhất bởi Isaac Newton.

Xem thêm

Với bài báo Một lý thuyết động lực học của trường điện từ công bố năm 1865, Maxwell đã chứng tỏ được rằng lực tĩnh điện và từ trường lan truyền trong không gian như là các sóng chuyển động với vận tốc bằng tốc độ ánh sáng. Maxwell cho rằng ánh sáng là một dạng dao động sóng trong cùng một môi trường mà là nguyên nhân gây các các hiện tượng điện và từ. Sự thống nhất của ánh sáng với các hiện tượng điện đã đưa đến tiên đoán tồn tại sóng vô tuyến. Maxwell đóng vai trò trong việc phát triển phân phối Maxwell–Boltzmann, một phương pháp thống kê miêu tả các đặc điểm của thuyết động học chất khí. Ông là người đầu tiên đưa ra phương pháp tạo ra ảnh màu bền lâu vào năm 1861 và ông có những công trình nền tảng trong lý thuyết phân tích độ cứng của hệ khung liên kết bởi các nút và thanh (khung giàn) như ở kết cấu cầu. Các khám phá của ông đã mở ra lối đi cho vật lý hiện đại, đặt cơ sở cho các lĩnh vực như thuyết tương đối hẹp và cơ học lượng tử. Nhiều nhà vật lý coi Maxwell là nhà khoa học thế kỷ 19 có ảnh hưởng lớn nhất đến vật lý thế kỷ 20. Đóng góp của ông đối với khoa học được sánh ngang với các nhà khoa học Isaac Newton và Albert Einstein. Trong một cuộc khảo sát bỏ phiếu chọn ra 100 nhà vật lý có tầm ảnh hưởng nhất trong 1000 năm qua—Maxwell được đánh giá xếp thứ ba, chỉ xếp sau Newton và Einstein. Vào dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Maxwell, Einstein đã miêu tả các công trình của Maxwell "có tầm sâu sắc nhất và là mảnh đất màu mỡ nhất mà vật lý có được kể từ thời của Newton".

Ẩn bớt tin

22. BLAISE PASCAL

(June 19, 1623 – August 19, 1662)

BLAISE PASCAL

Ông là nhà toán học, vật lý, nhà phát minh, tác gia, và triết gia Cơ Đốc người Pháp. Là cậu bé thần đồng, Pascal tiếp nhận nền giáo dục từ cha, một quan chức thuế vụ tại Rouen, trong khi mẹ ông mất sớm. Nghiên cứu đầu tay của Pascal là trong lĩnh vực tự nhiên và khoa học ứng dụng, là những đóng góp quan trọng cho nghiên cứu về chất lưu, và làm sáng tỏ những khái niệm về áp suất và chân không bằng cách khái quát hóa công trình của Evangelista Torricelli. Pascal cũng viết để bảo vệ phương pháp khoa học.

Xem thêm

Năm 1642, khi còn là một thiếu niên, Pascal bắt tay vào một số nghiên cứu tiên phong về máy tính. Sau ba năm nỗ lực với năm mươi bản mẫu, cậu đã phát minh máy tính cơ học, chế tạo 20 máy tính loại này (gọi là máy tính Pascal, về sau gọi là Pascaline) trong vòng mười năm. Pascal là một nhà toán học tài danh, giúp kiến tạo hai lĩnh vực nghiên cứu quan trọng: viết một chuyên luận xuất sắc về hình học xạ ảnh khi mới 16 tuổi, rồi trao đổi với Pierre de Fermat về lý thuyết xác suất, có ảnh hưởng sâu đậm trên tiến trình phát triển kinh tế học và khoa học xã hội đương đại. Tiếp bước Galileo và Torricelli, năm 1646, ông phản bác những người theo Aristotle chủ trương thiên nhiên không chấp nhận khoảng không. Kết quả nghiên cứu của Pascal đã gây ra nhiều tranh luận trước khi được chấp nhận. Năm 1646, Pascal và em gái Jacqueline gia nhập một phong trào tôn giáo phát triển bên trong Công giáo mà những người gièm pha gọi là thuyết Jansen. Cha ông mất năm 1651. Tiếp sau một trải nghiệm tâm linh xảy ra cuối năm 1654, ông trải qua "sự qui đạo thứ nhì", từ bỏ nghiên cứu khoa học, và hiến mình cho triết học và thần học. Hai tác phẩm nổi tiếng nhất của Pascal đánh dấu giai đoạn này: Lettres provinciales (Những lá thư tỉnh lẻ) và Pensées (Suy tưởng), tác phẩm đầu được ấn hành trong bối cảnh tranh chấp giữa nhóm Jansen với Dòng Tên. Cũng trong năm này, ông viết một luận văn quan trọng về tam giác số học. Pascal có thể chất yếu đuối, nhất là từ sau 18 tuổi đến khi qua đời, chỉ hai tháng trước khi tròn 39 tuổi.

Ẩn bớt tin

Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org