Hình ảnh các địa danh thăm quan, du lịch nổi tiếng ở Hải Dương

1. KHU DI TÍCH CÔN SƠN - KIẾP BẠC

KHU DI TÍCH CÔN SƠN - KIẾP BẠC
KHU DI TÍCH CÔN SƠN - KIẾP BẠC KHU DI TÍCH CÔN SƠN - KIẾP BẠC KHU DI TÍCH CÔN SƠN - KIẾP BẠC KHU DI TÍCH CÔN SƠN - KIẾP BẠC
KHU DI TÍCH CÔN SƠN - KIẾP BẠC KHU DI TÍCH CÔN SƠN - KIẾP BẠC KHU DI TÍCH CÔN SƠN - KIẾP BẠC KHU DI TÍCH CÔN SƠN - KIẾP BẠC

Thuộc địa phận huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, Côn Sơn – Kiếp Bạc không chỉ là quần thể kiến trúc cổ kính với cảnh quan thiên nhiên đẹp mà là hai di tích lịch sử nổi tiếng gắn liền với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi.

Xem thêm

Quần thể di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc là di tích Quốc gia đặc biệt quan trọng của nước ta, có quy mô bề thế với phong cảnh sơn thủy hữu tình thu hút khách du lịch đến tham quan hàng năm. Khu di tích bao gồm các di tích lịch sử gắn liền với chiến công lừng lẫy 3 lần đánh thắng quân xâm lược Mông Nguyên lừng lẫy của quân dân nhà Trần ở thế kỷ XIII và cuộc kháng chiến 10 năm của nghĩa quân Lam Sơn chống quân Minh ở thế kỷ XV.
Khu di tích danh thắng Côn Sơn
Khu di tích Côn Sơn nằm giữa hai dãy núi Phượng Hoàng và Kỳ Lân cùng với núi non, chùa tháp, rừng thông, khe suối và các di tích nổi tiếng gắn liền với cuộc đời của nhiều danh nhân trong lịch sử.
Chùa Côn Sơn
Chùa Côn Sơn (tục gọi là chùa Hun) tọa lạc dưới chân núi Côn Sơn có tên chữ là Thiên Tư Phúc Tự nghĩa là chùa được trời ban cho phúc lành. Chùa được xây dựng vào đầu thế kỷ XIV là một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm bên cạnh chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm (Quảng Ninh). Trải qua những biến thiên của lịch sử, Chùa Côn Sơn ngày nay bị thu nhỏ lại so với kiến trúc thời Lê, bao gồm các công trình như Tam quan, Tiền đường, Thiêu hương và Thượng điện.
Ghé vãn cảnh chùa Côn Sơn, ngoài các công trình kiến trúc đặc sắc, du khách sẽ còn có cơ hội tìm hiểu về giếng Ngọc. Giếng Ngọc tọa lạc ở chân núi Kỳ Lân, trên đường lên Bàn Cờ Tiên, phía sau là Đăng Minh bảo tháp – nơi đặt xá lị Huyền Quang tôn giả. Nằm ở vị trí cao hơn mái ngói chùa Côn Sơn nhưng mùa nào giếng Ngọc cũng luôn đầy nước. Người xưa quan niệm rằng giếng Ngọc là huyệt mạch của núi Côn Sơn và chính là mắt của Kỳ Lân. Đây không chỉ là nguồn nước quý của di tích mà còn là một điểm tham quan mang nhiều giá trị tâm linh. Từ giếng Ngọc, bạn men theo các bậc đá leo lên đỉnh Côn Sơn có đặt Bàn Cờ Tiên – nơi Nguyễn Trãi cũng các bậc tiền nhân dừng chân chơi cờ. Từ đỉnh Côn Sơn, một vùng núi non hùng vĩ thu gọn lại trong tầm mắt người lữ hành.
Năm 1330, Đệ Tam Thánh Tổ Huyền Quang mở rộng chùa, lập ra Cửu phẩm Liên Hoa. Năm 2017, công trình này đã được tôn tạo thành công tạo nên điểm nhấn kiến trúc trong cảnh quan thanh tịnh, linh thiêng của chốn Côn Sơn. Tòa Cửu phẩm Liên Hoa gồm cây Phẩm 9 tầng và nhà Phẩm. Nhà Phẩm được dựng hoàn toàn bằng gỗ lim, gỗ vàng tâm, đá xanh Thanh Hóa, ngói mũi hài phục chế và hàng nghìn viên gạch Bát Tràng. Với kết cấu 3 tầng, 12 mái, cả công trình tựa như một bông sen thanh thoát với 3 lớp cánh hoa mãn khai. Còn tòa tháp Cửu phẩm Liên Hoa hình bát giác 9 tầng cao 10.3 m với những chi tiết chạm trổ, điêu khắc tinh xảo. Tất cả tạo nên một công trình nghệ thuật sáng tạo độc đáo của Phật giáo chỉ có duy nhất ở Việt Nam.
Đền thờ Nguyễn Trãi
Điểm nổi bật trong khu di tích danh thắng Côn Sơn đó là đền thờ Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi có tên chữ là “Ức Trai linh từ”. Ngôi đền tọa lạc dưới chân núi Ngũ Nhạc, Kỳ Lân, tựa lưng vào Tổ Sơn tạo thành thế “tả thanh long, hữu bạch hổ”. Đền bao gồm các công trình như đền Chính, Tả vu, Hữu vu, Nghi môn nội, Nghi môn ngoại, cầu Thấu Ngọc, miếu Giải oan,… mang đậm phong cách kiến trúc thời hậu Lê. Quanh đền là dòng suối Côn Sơn ngày đêm chảy rì rầm như tiếng đàn cầm vang vọng giữa núi rừng xanh ngắt đã đi vào thơ ca, sử sách.
“Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai…”
Đặc biệt, ở Hậu cung của đền Chính có đặt bức tượng đồng Nguyễn Trãi cao 1.4m, nặng 600kg và tượng song thân phụ mẫu của ngài. Đền thờ Nguyễn Trãi chính là nơi lưu giữ tâm hồn, cốt cách, tài đức lớn lao của vị Danh nhân văn hóa thế giới này.
Đền Kiếp Bạc
Đền Kiếp Bạc cách khu di tích Côn Sơn khoảng 5km là nơi thờ phụng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Cái tên Kiếp Bạc là do đền tọa lạc trên một thung lũng giao giữa hai làng Vạn Yên (làng Kiếp) và Dược Sơn (làng Bạc). Đền Kiếp Bạc có địa thế vô cùng thuận lợi nhìn ra con sông Thương, sau lưng là núi Rồng sừng sững, bên tả có núi Bắc Đẩu, bên hữu là núi Nam Tào là nơi tụ khí để gây dựng cơ nghiệp. Đền bao gồm các công trình Tam quan, giếng Ngọc, các tòa điện thờ Hưng Đạo Vương, Phạm Ngũ Lão, công chúa Thiên Thành – phu nhân Hưng Đạo Vương và hai con gái Nhị vị Vương cô. Hiện đền có lưu giữ 7 pho tượng đồng mang giá trị văn hóa, tâm linh lớn.
Lễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc
Hàng năm, Lễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc được tổ chức 2 lần chính vào mùa xuân và mùa thu với nhiều hoạt động tín ngưỡng dân gian mang đậm nét văn hóa truyền thống đặc sắc, thu hút rất nhiều du khách thập phương về tham dự, vãn cảnh.
Lễ hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc
Lễ hội mùa xuân diễn ra từ ngày 16 đến ngày 23 tháng Giêng m lịch hàng năm để tưởng nhớ ngày viên tịch của Đệ tam Thánh tổ Huyền Quang tôn giả. Trong những ngày diễn ra lễ hội, nhiều nghi thức tế lễ, diễn xướng dân gian được tổ chức như Lễ Mông sơn thí thực, lễ tế trời đất, lễ rước nước, đua thuyền trên Lục Đầu Giang, pháo đất, cờ người, chọi gà,…
Lễ hội mùa thu Côn Sơn – Kiếp Bạc
Lễ hội mùa thu Côn Sơn – Kiếp Bạc được tổ chức từ ngày 15 đến ngày 20 tháng Tám m lịch hàng năm để tưởng nhớ ngày mất của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi. Lễ hội diễn ra với các nghi lễ: lễ rước cỗ tiến Thánh, lễ duyệt quân trên sông Lục Đầu, lễ cầu an, lễ ban ấn của Đức Thánh Trần, hội hoa đăng và rất nhiều trò chơi dân gian thu hút sự tham gia của người dân địa phương cũng như khách du lịch.
Những giá trị lịch sử, văn hóa của mảnh đất địa linh nhân kiệt Côn Sơn – Kiếp Bạc sẽ mãi trường tồn vĩnh hằng cùng với non sông đất Việt.

Nguồn tham khảo: https://www.vntrip.vn

Ẩn bớt tin

2. ĐỀN CAO AN PHỤ

ĐỀN CAO AN PHỤ

Khu di tích đền Cao An Phụ (An Phụ Sơn từ) là nơi thờ An Sinh vương Trần Liễu - thân phụ của vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo, anh ruột của vua Trần Thái Tông, nằm trên đỉnh núi An Phụ (xã An Sinh, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương). Đây là điểm đến tâm linh nổi tiếng linh thiêng được nhiều du khách biết tới.

Xem thêm

Dãy núi An Phụ dài 17km, kéo từ Tây sang Đông, trên đó là đỉnh An Phụ cao 246m như chiếc nón chóp khổng lồ. Sau khi Trần Liễu mất, người dân lập đền thờ ông trên đỉnh núi này. Ngày mất của ông (1-4 âm lịch) trở thành ngày hội của đền Cao An Phụ, hằng năm thu hút một lượng lớn khách thập phương đến trảy hội, tham quan, chiêm bái. Được xây dựng theo kiểu kiến trúc “tiền nhất hậu đinh”, đền Cao An Phụ gồm tiền tế, trung từ và hậu cung.
Tại gian tiền tế có hệ thống hoành phi câu đối nói về công tích của An Sinh vương Trần Liễu. Trong hậu cung có thờ tượng Ngài và hai cháu nội: Đệ Nhất Vương Cô, Đệ Nhị Vương Cô - 2 con gái của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn.
Nằm lọt giữa hai đỉnh của dãy núi An Phụ là chùa Tường Vân cổ kính, tục gọi là chùa Cao. Ngôi chùa này được xây dựng vào thế kỷ thứ XIII, dưới vương triều Trần. Mặc dù bị giặc phá hủy nhiều lần nhưng ngôi chùa vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính, linh thiêng nhờ việc phục dựng lại kiến trúc ban đầu cùng hai cây đại trên 700 năm tuổi và giếng Ngọc, giếng mắt Rồng quanh năm ăm ắp nước trong vắt. Cách chùa khoảng 100m về phía Đông còn có Bàn cờ tiên bằng đá.
Trên đỉnh núi thứ hai cao khoảng 200m là khu vực tượng đài Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Bức tượng có kích thước lớn, được tạc bằng đá xanh lấy từ núi Nhồi (Thanh Hóa), cao 9,7m; đế dày 3m gồm 65 phiến đá.
Tượng Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn được tạc đứng sừng sững, uy nghiêm, khắc họa rõ nét hình tượng vị anh hùng dân tộc tài đức, văn võ song toàn, oai phong lẫm liệt nhưng nhân hậu, hiền từ. Pho tượng được đặt hướng về biển Đông như nhắc nhở con dân nước Việt luôn cảnh giác, bảo vệ giang sơn đất nước.
Bên cạnh tượng đài Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn là bức phù điêu được làm bằng đất nung có chiều dài 45m, cao 2,5m, gồm 526 mảng khắc. Bức phù điêu giống như cuốn truyện tranh khổng lồ tái hiện 3 cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông của quân dân nhà Trần.
Đây là bức phù điêu bằng đất nung lớn nhất nước ta, do các nghệ nhân làng Cậy (xã Long Xuyên, huyện Bình Giang) nung, đốt theo phương pháp thủ công, có giá trị cao về mặt thẩm mỹ và văn hóa - lịch sử.
Năm 1992, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh đền Cao An Phụ được xếp hạng là Di tích cấp quốc gia. Ngày 22-12-2016, quần thể di tích An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương được Nhà nước xếp hạng là quần thể Di tích quốc gia đặc biệt./.

Nguồn tham khảo: https://truyenhinhdulich.vn

Ẩn bớt tin

3. ĐẢO CÒ CHI LĂNG NAM

ĐẢO CÒ CHI LĂNG NAM
ĐẢO CÒ CHI LĂNG NAM ĐẢO CÒ CHI LĂNG NAM ĐẢO CÒ CHI LĂNG NAM ĐẢO CÒ CHI LĂNG NAM

Đảo Cò Chi Lăng Nam được du khách đặt cho cái biệt danh là “viên ngọc quý” của vùng đất Thanh Miện. Ở đây vào mổi chiều hoàng hôn nhìn lên bầu trời rợp những cánh cò bay. Cảnh quan như gọi mời du khách với hồ nước lớn xanh mát in đậm cánh cò bay.

Xem thêm

Giữa không gian thiên nhiên thoáng đãng, thanh bình, các bạn tha hồ ngắm nhìn những đàn cò trên các cành cây. Tranh thủ hít thở thứ không khí bờ sông cực kỳ trong lành và mát mẻ. Đây được mệnh danh là khu du lịch sinh thái rất thoáng đãng, bình yên đậm chất nông thôn Bắc Bộ.
Khu du lịch sinh thái đảo cò Chi Lăng Nam ở Hải Dương có tổng diện tích lớn hơn 31.000 ha. Nơi đây được cho là thiên đường trú ngụ của nhiều loài cò, vạc, chim nước quý. Không những thế mà nơi đây còn là trung tâm đầu mối thủy sản của cả tỉnh Hải Dương. Với số lượng lớn các loại cá sinh sống ở trong lòng hồ An Dương. Những loại cá mang giá trị kinh tế cao như: tôm, cua, ba ba, cá chép, cá nheo, cá quả, cá vược, cá bơn, cá chạch… Ngoài ra, ở hồ còn là nơi sinh sống của hàng trăm loại thủy sinh thực vật hoang dã quý hiếm.
Đảo cò Chi Lăng Nam có hơn 16.000 loài cò và hơn 6.000 loài vạc sinh sống. Đây là nơi trú ngụ của các loài cò vạc khắp nơi bay về vào mổi dip đông về. Hiện nay, đảo đã được chính quyền tỉnh quy hoạch phát triển thành khu du lịch sinh thái để phát triển kinh tế địa phương. Không những thế mà đây còn là nơi tham quan, học tập và nghiên cứu thú vị của nhiều trường học trong vùng.
Đảo Cò Chi Lăng Nam tồn tại một câu truyện truyền thuyết rất lâu năm mà do chính người dân địa phương nơi đây lưu truyền lại. Vào những năm đầu của thế kỷ XV, nơi đây phải gánh chịu bao nhiêu hậu quả thiên tai khiến dân địa phương lầm than cơ cực. Những trận Đại Hồng Thủy đập vào liên miên khiến cho dải đê lớn ven sông Hồng 3 lần bị vỡ. Dân làng địa phương chìm trong biển nước, sống những ngày ngập lụt lênh đênh.
Nhưng trong họa vốn có phước, sau trận lũ đó nó vô tình tạo thành hòn đảo nổi lên giữa hồ. Và cứ thế cây cối trên đảo xanh tươi phát triển, tôm cá dưới nước thì nảy nở sinh sôi. Cảnh vật quyến rủ khiến những đàn cò đàn vạc không cưỡng nổi bay về làm tổ để sinh con đẻ cái. Đi du lịch đến đây các bạn được ngắm những chú cò con vừa mới sinh ra đời. Những chú cò con với đôi chân chưa vững khi đứng trên những cành tre mềm mại. Đúng như quy luật đất lành chim đậu, từ đó trở đi nơi này nổi danh là một đảo cò lớn nhất miền bắc Việt Nam.
Theo lịch sử thì nơi đây từng là căn cứ du kích của nghĩa quân từ thời Triệu Quang Phục đến thời Tán Thuật. Với địa thế có đầm hồ mênh mông, đất ngập nước sình lầy với lau sậy hoang vu. Rất phù họp cho các nghĩa quân làm cách mạng.
Một bầu trời màu trắng với đầy ấp cánh cò cánh vạc
Chưa có một điểm du lịch nào mà có hệ sinh thái thiên nhiên đẹp như Đảo Cò Chi Lăng Nam. Nơi đây những cánh cò bay lả bay la phủ trắng cả một bầu trời. Những chú cò với đôi chân gầy sống trong thơ ca tục ngữ, nay đã xuất hiện rõ mồm một ngay trước mắt các bạn. Cò tập họp đông nhất vào những buổi chiều, chúng thường kêu gọi rủ nhau về tổ. Từng đàn cò trắng hàng nghìn con cùng bay về tổ với tiếng kêu ríu rít vang vọng trên mặt hồ An Dương tĩnh lặng. Những cây cối trụi sạch lá là do những con cò kia đậu quá nhiều. Khung cảnh cổ kính tĩnh lặng gợi nhớ về miền nông thôn Bắc bộ ngày xa xưa ấy.
Đảo Cò Chi Lăng Nam nơi ngắm hoàng hôn cực đẹp
Lên đênh trên hồ An Dương, thả hồn theo dòng nước. Bạn sẽ được chiêm ngưởng từng đàn cò bay ẩn hiện bên ánh nắng hồng yếu ớt của một buổi chiều sắp tắt. Đỏ rực cả một góc trời, thấp thoáng cánh cò trắng trao nghiêng. Vẻ đẹp của Đảo Cò Chi Lăng Nam lúc này chỉ có ở trong những bức tranh thủy mặc. Nó cứ nhẹ nhàng nó cứ êm trôi, nó cứ tĩnh mịch làm sao ấy. Cảnh vật khiến con người ở đây phải nao lòng trột dạ.
Bạn sẽ thấy rất rõ từng đàn, từng đàn bay về từ phía mặt trời. Tất cả c húng chao lượn trên không trung và còn tranh nhau chỗ đậu trên những ngọn tre xanh. Xa xa có những chú cò đã an bị và bình thản rỉa lông rỉa cánh. Khi những chú cò trắng trở về nghỉ ngơi, sửa sang lại tổ thì là lúc những chú vạc nâu mới bắt đầu ngày kiếm ăn. Chúng cứ lặng lẽ lặn lội nơi những ven cây, bụi cỏ cho tới tận đêm khuya. Hoàng hôn dần dần tắt và những cánh cò cuối cùng đang trở về nhà trong bình yên của sông nước.

Nguồn tham khảo: https://123didulich.com

Ẩn bớt tin

4. CHÙA KÍNH CHỦ

CHÙA KÍNH CHỦ

Chùa Kính Chủ nằm ở sườn núi phía Nam của núi Dương Nham, được tạo từ cảnh quan tự nhiên của động Kính Chủ ở xã An Sinh, làng Dương Nham, huyện Kinh Môn, động Kính Chủ được xếp vào hàng Nam thiên đệ lục động, một trong sáu động đẹp nhất của Việt Nam.

Xem thêm

Chùa thờ Phật, thờ thiền sư Minh Không, cùng vua Lý Thần Tông và Huyền Quang. Các tượng trong chùa đều được tạc hoàn toàn bằng đá. Bên trái cửa chùa có khắc bài thơ của vua Lê Thánh Tông đề vịnh khi ngài tới vãn cảnh chùa. Gần chùa còn có núi Yên Phụ, thờ thân phụ của Hưng Đạo Vương là đức An Sinh Vương Trần Liễu.
Động Kính Chủ có độ cao 20m so với triền ruộng chân núi, cửa động hướng Nam, Trên quả núi có rất nhiều cây hoang dại sống và các dây leo quấn quýt như giữ cho quả núi một màu xanh vĩnh cửu.đầy đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông, là nơi cư trú thuận lợi của những người tiền sử. Ngoài động Kính Chủ, núi Dương Nham còn có nhiều hang động kỳ thú như hang Vang, hang Luồn, hang Trâu, hang Tiên Sư…
Ở sân chân núi có rất nhiều cây xanh được trồng để giữ bong mát cho di tích. Ở đây còn thấy hình động vật được khắc trên vách đá và công cụ lao động của người xưa, có nhiều cây được trồng cách đây hơn 50 năm như cây bàng, cây sung ở cửa Động Kính Chủ.
Trong động Kính Chủ có chùa thờ Phật, thờ Minh Không thiền sư, Lý Thần Tông, Huyền Quang tôn giả và có nhiều tượng tạc bằng đá mô tả những sự kiện điển hình trong kinh Phật.
Nhiều danh nhân, vua chúa, trí giả, sư sãi, quan lại cũng đến thăm động và đều xúc cảm trước vẻ đẹp kỳ ảo của thiên nhiên, của núi sông. Những cảm xúc đó đã được những người thợ đá ở đây ghi lại trên 40 tấm bia ở vách động. Tất cả giống một bảo tàng nhỏ lưu giữ các văn bia và các tác phẩm điêu khắc của thợ đá ở đây đã 7 thế kỷ qua. Đây là một di sản không phải hang động nào cũng có.

Nguồn tham khảo: https://dailytravelvietnam.com

Ẩn bớt tin

5. LÀNG RỐI NƯỚC THANH HÀ

LÀNG RỐI NƯỚC THANH HÀ

Múa rối nước (Trò rối nước) ở tỉnh Hải Dương là di sản văn hoá phi vật thể, thuộc loại hình Nghệ thuật trình diễn dân gian, đã được Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia (đợt 1) năm 2012.

Xem thêm

Chủ thể văn hóa của di sản này hiện nay là nhóm nghệ nhân của 3 phường rối nước, thuộc xã Hồng Phong, huyện Ninh Giang; xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà và xã Lê Lợi, huyện Gia Lộc.
Trước Cách mạng tháng Tám, ở Hải Dương có 3 phường rối nước: Bồ Dương (nay thuộc xã Hồng Phong, huyện Ninh Giang), An Liệt (nay thuộc xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà), Bùi Thượng (nay thuộc xã Lê Lợi, huyện Gia Lộc).
- Phường Rối nước Bồ Dương: các tài liệu và hoạ tiết chạm khắc còn lưu giữ tại đình thôn Bồ Dương cho thấy, nghề Múa rối nước được truyền từ Bắc Ninh về thôn Bồ Dương từ thế kỷ XIV, sau này ở phường có cụ Lý Tiêu sang dạy học trò ở Nguyên Xá (Thái Bình) và trở thành một phường rối nước nổi tiếng của cả nước.
- Phường Rối nước Bùi Thượng: ở đình làng Bùi Thượng, xã Lê Lợi (Gia Lộc) thờ vị tướng thời Lý là Trương Công Tế - tương truyền là vị Đại Nguyên soái, kiêm Đô đốc Thuỷ quân, có công đánh giặc Tống. Khi về già, ông đem nghề múa rối truyền dạy cho dân làng Bùi Thượng. Khi mất, ông được suy tôn làm Thành hoàng. Ngoài ra, tại đình còn thờ một vị tướng khác là Trần Bình (thời Lý), người dùng các con rối để lừa giặc Tống. Sau làng Bùi Thượng có hai đội rối nước, một đội của họ Phạm Thế, một đội của họ Đinh, mỗi đội có 30 người. Phường Rối nước Bùi Thượng có vai trò quan trọng trong các dịp cúng tế Thành hoàng.
- Phường Rối nước An Liệt: theo lưu truyền tại địa phương, phường rối nước ở đây có từ thời hậu Lê, do một người làng An Liệt đi làm ăn xa, được xem Múa rối nước, thấy hay nên đã học, về làng lập ra phường và hành nghề.
Ba phường rối nước nói trên có các loại con rối chủ yếu sau: chú Tễu, rồng, thuyền rồng, rùa, rắn, cá, lân… Mỗi con rối là một tác phẩm nghệ thuật, có vị trí nhất định trong từng trò diễn, trong đó chú Tễu là hình tượng tiêu biểu cho trò múa rối nước. Tùy vào tiết mục biểu diễn của mỗi phường rối mà có số lượng, loại hình, quy mô và kích thước con rối riêng. Con rối thường được làm bằng gỗ sung, loại gỗ nhẹ, dễ nổi trên mặt nước, được tạc chau chuốt, với những đường nét cách điệu riêng, sau đó gọt giũa, đánh bóng và trang trí với nhiều màu sơn khác nhau để làm tôn thêm đường nét, thể hiện tính cách cho từng nhân vật. Các con rối thường lộ vẻ tươi tắn, ngộ nghĩnh, hài hước và có tính tượng trưng cao. Phần thân rối là phần nổi lên mặt nước, thể hiện nhân vật, còn phần đế là phần chìm dưới mặt nước, giữ cho rối nổi bên trên và là nơi lắp “máy” điều khiển (máy sào và máy dây) cho con rối cử động.
Nghệ thuật rối nước dùng mặt nước, nhà rối hay thủy đình làm sân khấu. Thủy đình thường được dựng lên ở giữa ao, với kiến trúc cân đối, tượng trưng cho mái đình của vùng nông thôn Việt Nam. Người nghệ nhân rối nước đứng trong buồng trò, để điều khiển con rối. Thủy đình di động, có diện tích khoảng 30m2, xưa thường được làm bằng tre, nứa, phía sau có phông che, xung quanh trang trí cờ, quạt, voi, lọng, cổng (hàng mã) và tên phường rối... Ngày nay, ở cả 3 phường rối nước, thuỷ đình đều được xây dựng bằng gạch, bê tông cốt thép chắc chắn trên các ao làng. Mức nước đảm bảo là 0.8m, được hòa phẩm màu xanh lục. Sân khấu rối nước là khoảng trống trước mặt buồng trò.
Ngoài hệ thống thủy đình, các di tích đình, đền và chùa ở 3 xã trên cũng là nơi lưu giữ những tư liệu, hình ảnh độc đáo, liên quan đến nghệ thuật rối nước như:
- Đình Bồ Dương, xã Hồng Phong (huyện Ninh Giang): có các bức cốn chạm khắc hình các con rối đang cưỡi rồng, đặc biệt là có hình các chú Tễu đang đấu vật.
- Đình Bùi Thượng, xã Lê Lợi (huyện Gia Lộc): là nơi thờ Thành hoàng làng, người có công truyền nghề làm con rối nước cho dân làng.
- Chùa và đền An Liệt, xã Thanh Hải (huyện Thanh Hà): đây là 2 di tích trong một quần thể kiến trúc. Chùa có hướng nhìn ra ao múa rối nước. Bên cạnh chùa là đền. Tương truyền, ngôi đền trước kia có chạm khắc hình các chú Tễu trên các bộ vì nhưng nay đã mất. Trong lễ hội đền và các ngày lễ chùa thường có biểu diễn Múa rối nước, do phường rối nước An Liệt trình diễn, để phục vụ dân làng và khách thập phương.
Các phường rối nước ở tỉnh Hải Dương có nhiều tiết mục biểu diễn, tiêu biểu như:
- Tễu giáo đầu: tiết mục đầu tiên chào khán giả và giới thiệu chương trình.
- Đấu vật: thể hiện tinh thần thượng võ và rèn luyện sức khỏe của người dân.
- Đánh bắt cá: cảnh sinh hoạt thôn quê, thể hiện sự hòa hợp trong cuộc sống và lao động sản xuất của vợ chồng.
- Múa rồng, múa lân: thể hiện sức mạnh của các linh vật và tạo sự vui nhộn.
- Múa bát tiên: thể hiện sự hòa hợp giữa trời đất và cuộc sống trần gian.
Hiện nay, các phường rối cũng sáng tác thêm nhiều tích trò mới, như Rước ảnh Bác Hồ, Chống mất cắp cổ vật, Tây du ký…
Nghệ nhân biểu diễn rối nước có 2 nhóm chính: nhóm điều khiển con rối và nhóm các nhạc công, nghệ sỹ hát và thể hiện lời thoại.
Rối nước là nghệ thuật lấy động tác làm ngôn ngữ diễn đạt chính. Rối nước gắn bó với âm nhạc như nghệ thuật múa. Âm nhạc điều khiển tốc độ, giữ nhịp, dẫn dắt động tác, gây không khí với tiết tấu truyền thống, giữ vai trò chủ đạo của trò rối nước. Nhạc rối nước thường sử dụng các làn điệu chèo hoặc dân ca vùng châu thổ Bắc Bộ.
Có thể nói, Múa rối nước là một trong những loại hình nghệ thuật của hội hè làng xóm, là nét sinh hoạt vǎn hoá mang tính cộng đồng cao và là sáng tạo bí truyền của từng phường, từng hội, từng nghệ nhân. Những năm gần đây, múa rối nước ở Hải Dương đã được các cấp, ngành chức năng quan tâm, bảo tồn như đầu tư trang, thiết bị, dựng tiết mục biểu diễn, tổ chức liên hoan cấp tỉnh (2 năm một lần), tổ chức các lớp chuyển giao kỹ năng, gắn hoạt động biểu diễn rối nước với các tour, tuyến du lịch, tạo điều kiện cho các nghệ nhân trình diễn phục vụ nhân dân trong và ngoài tỉnh. Các nghệ nhân của 3 phường rối nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương cũng luôn có ý thức và hành động thiết thực nhằm bảo tồn, phát huy, quảng bá di sản văn hóa đặc sắc này tới bạn bè trong nước và quốc tế.

Nguồn tham khảo: http://dsvh.gov.vn

Ẩn bớt tin

6. ĐỀN TRANH

ĐỀN TRANH

Đền Tranh hay còn có tên gọi khác là đền Quan Lớn Tuần Tranh là một ngôi đền lập tại bên sông Tranh, nay thuộc xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Ngôi đền này thờ phụng Quan Lớn Đệ Ngũ (Quan Lớn Tuần Tranh) do địa điểm này chính là quê hương của ông cũng như là nơi ông đã hiển tích. Bên cạnh đó, đền Tranh còn thờ phụng nhiều ban thờ các vị thần anh linh Tứ Phủ.

Xem thêm

Thời Trần, người dân bản địa đã lập ra một ngôi miếu nhỏ thờ vị thủy thần cai quản khúc sông nằm tại vùng ngã ba sông Tranh giao với sông Luộc. Ngôi miếu này thường bị tác động của thủy triều và dòng nước xoáy do xói lở đất. Sau này, vào năm 1935 người dân xây dựng một đền thờ mới tại làng Tranh Xuyên (nay thuộc thị trấn Ninh Giang) và giữ nguyên tên gọi là Đền Tranh.
Vào thập kỷ 40 của thế kỷ XX, đền Tranh được tôn tạo với quy mô khá lớn, kiến trúc theo kiểu Trùng thiềm điệp ốc với những cung và gian thờ khác nhau. Nhưng vào năm 1946, khi thực hiện tiêu thổ kháng chiến thì nhiều hạng mục ngôi đền bị tháo gỡ, chỉ để lại cung cấm làm nơi thờ tự.
Năm 1954, đền Tranh được phục dựng lại để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân.
Năm 1966, ba gian hậu cung của đền được chuyển về phía bắc của thị trấn Ninh Giang, cách đền cũ khoảng 300m. Nơi này nay thuộc địa phận thôn Tranh Xuyên, xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang. Năm 1996, đền được xây dựng thêm 7 gian tiền tế. Sau 3 năm, đền tiếp tục khởi công xây dựng nhà trung từ. Và vào năm 2004, đền đã hoàn thành việc xây dựng nghi môn và tòa hậu cung. Năm 2006, nhân dân đã hoàn thiện việc xây dựng đông vu và nhà hóa sớ cho đền Tranh...
Qua nhiều lần chuyển dời cùng nhiều lần trùng tu tôn tạo, đền Tranh hiện nay là công trình lớn và là địa điểm tâm linh linh thiêng của nhân dân xứ Hải Dương nói riêng và khách hành hương cả nước nói chung. Ngôi đền cổ đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử, là nơi tập trung phong phú về tín ngưỡng dân gian và tích hợp được nét đẹp của văn hóa Việt. Căn cứ vào hệ thống bia ký tại đền cho biết, vào năm 1852 tức năm Tự Đức thứ 5, đền đã có nhiều người công đức để tôn tạo. Hiện nay, ngôi đền còn được biết đến là đền Tranh Ninh Giang, đền Ninh Giang hay đền Quan Tuần Tranh.
Kiến trúc đền Tranh hiện nay
Đền Tranh là một công trình làm nổi bật diện mạo thị trấn Ninh Giang, cũng là ngôi đền uy nghi biểu tượng cho vùng Tây Bắc. Ngay sát bên cạnh đền Tranh là chùa Tranh, ngăn cách với đền bởi một hồ nước. Ngôi chùa này vô cùng rộng lớn với 100 gian chạy dài thẳng tắp, được xây dựng từ năm 2012.
Đền Tranh thờ thần và đặt trong khám và đây đó trên xà trên khung cửa được gắn những thanh xà và bạch xà, ban đêm được ánh điện soi sang lấp lánh cửa đồ thờ, hương án làm tăng thêm vẻ uy nghi vốn có của nơi thờ tự.
Đền hiện nay gồm những ban thờ với vị trí như sau:
Trong đền chính gồm 3 gian và cung cấm. Gian ngoài cùng là Ban thờ Trần Triều và ban thờ Sơn Trang. Gian giữa thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế. Gian trong thờ Phật, Mẫu Địa bên phải, ở giữa là ban thờ Quan Lớn Tuần Tranh và bên trái là ban thờ Tứ Vị Quan Lớn. Trong cùng là cung cấm và phía sau đền chính là động thờ Mẫu. Bên ngoài có khuôn viên khá rộng để du khách đến đền sắp lễ.

Nguồn tham khảo: https://oancotam.com

Ẩn bớt tin

KHUNG ẢNH YÊU THÍCH