Hình ảnh các địa danh thăm quan, du lịch nổi tiếng ở Bắc Ninh

1. ĐỀN ĐÔ

ĐỀN ĐÔ
ĐỀN ĐÔ ĐỀN ĐÔ ĐỀN ĐÔ ĐỀN ĐÔ

Nằm ở làng Đình Bảng, xã Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, đền Đô được xây dựng từ thế kỉ thứ 11 và còn được gọi tên là Cổ Pháp Điện hay đền Lý Bát Đế. Đền là nơi thờ 8 vị vua nhà Lý: Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông và Lý Huệ Tông.

Xem thêm

Với diện tích hơn 31,000m2, đền Đô có 21 công trình lớn nhỏ được chia làm khu nội thành và khu ngoại thành và với trung tâm là đền thờ chính.
Đến đây, bạn sẽ phải trầm trồ trước một cảnh quan rộng lớn với những công trình đại điện hoành tráng, hậu cung uy nghi, thuỷ đình thư thái và những văn bia tĩnh mịch. Trong đền chùa cổ kính, mùi hương trầm như lan toả khắp không gian và khiến ta suy tưởng về một triều đại anh hùng linh kiệt hào hùng.
Trải qua nhiều triều đại, đền được nhiều lần tu sửa và mở rộng. Không chỉ sở hữu những giá trị văn hoá và lịch sử đặc sắc, đền Đô còn sở hữu kiến trúc cung đình dân gian độc đáo trong một tổng thể cảnh trí hữu tình và hài hoà với thiên nhiên. Đây cũng là một công trình kiến trúc tiêu biểu với nghệ thuật khắc đá, gỗ, tạc tượng với nhiều đường nét chạm khắc tinh xảo, công phu. Sự độc đáo trong kiến trúc ở đền Đô không mang tính giá trị nghệ thuật cao và phần nào thể hiện đậm nét giá lịch sử và văn hoá của triều đại Lý nói riêng và văn hoá lịch sử dân tộc nói chung.

Nguồn tham khảo: https://www.vntrip.vn

Ẩn bớt tin

2. HỘI LIM

Hội Lim là lễ hội lớn nhất tại Bắc Ninh, được tổ chức vào dịp đầu Xuân với những làn quan họ cùng với những trò chơi dân gian đặc sắc. Hội lim thể hiện một cách đậm đà và tinh tế những nét văn hóa nghệ thuật cùng với tín ngưỡng tâm linh của người dân xứ Kinh Bắc. Là lễ hội của những làng xã cổ ở quanh núi Lim và đôi bờ sông Tiêu Tương. Hàng năm thu hút đông đảo du khách gần xa quy tụ về đây trẩy hội.

Xem thêm

Dân gian truyền tai nhau rất nhiều nguồn gốc hình thành của của Hội Lim. Trong đó có giả thuyết căn cứ vào truyền thuyết Trương Chi - Mỵ Nương được nhiều người tin tưởng nhất. Trong giả thuyết này, hội Lim có nguồn gốc từ hội chùa, hội hát, gắn liền với tiếng hát của chàng Trương Chi. Dòng Tiêu Tương chính là dấu tích một thời vang vọng tiếng hát Trương Chi, làm đắm say lòng nàng Mỵ Nương xinh đẹp.
Dân gian truyền tai nhau rất nhiều nguồn gốc hình thành của của Hội Lim. Trong đó có giả thuyết căn cứ vào truyền thuyết Trương Chi - Mỵ Nương được nhiều người tin tưởng nhất. Trong giả thuyết này, hội Lim có nguồn gốc từ hội chùa, hội hát, gắn liền với tiếng hát của chàng Trương Chi. Dòng Tiêu Tương chính là dấu tích một thời vang vọng tiếng hát Trương Chi, làm đắm say lòng nàng Mỵ Nương xinh đẹp.
Quận công Đỗ Nguyên Thụy là người có công hiến nhiều ruộng vườn và tiền của cho tổng Nội Duệ. Trùng tu đình chùa, mở mang hội hè, gìn giữ thuần phong mỹ tục. 40 năm sau, vào nửa sau thế kỷ XVIII, tướng công Nguyễn Đình Diễn, cũng là người Đình Cả, lại tiếp tục công cuộc phát triển và đổi mới hội Lim. Ông cấp ruộng và tiền cho hàng tổng để chuyển hội hàng tổng từ mùa thu tháng Tám sang hẳn mùa xuân tháng Giêng. Ông cũng mua nửa quả núi Hồng Vân (tức núi Lim ngày nay) để xây lăng mộ của mình trên đỉnh núi. Ngày hội này được duy trì trong suốt thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, hội không được tổ chức trong vài thập kỷ. Cho đến tận những năm sau đổi mới, hội mới được tiếp tục diễn ra. Ngày nay, hội được ấn định tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng âm lịch hàng năm.

Nguồn tham khảo: https://mytour.vn

Ẩn bớt tin

3. ĐÌNH LÀNG ĐÌNH BẢNG

ĐÌNH LÀNG ĐÌNH BẢNG
ĐÌNH LÀNG ĐÌNH BẢNG ĐÌNH LÀNG ĐÌNH BẢNG ĐÌNH LÀNG ĐÌNH BẢNG

Cách Hà Nội 20km về phía Bắc, Đình làng Đình Bảng (Đình Bảng) thuộc thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh (xưa là Hương Cổ Pháp). Vùng địa linh này là quê hương Lý Công Uẩn (tức Lý Thái Tổ), người lập ra triều Lý và khai sáng kinh đô Thăng Long (năm 1010).

Xem thêm

Đình Bảng có cả cụm di tích văn hóa, nhất là những di tích về thời Lý, tạo thành một khu lưu niệm độc đáo, âm vang lịch sử, có tầm cỡ quốc gia, đủ cả: Đình, Đền, Chùa, Lăng, Tẩm .... đặc trưng của văn hóa làng Việt Nam. Đình làng Đình Bảng là một ngôi đình cổ kính nổi tiếng nhất của đất Kinh Bắc, được xây dựng năm 1700 và đến năm 1736 mới được hoàn thành, do công đầu của quan Nguyễn Thạc Lượng, người Đình Bảng và bà vợ đảm đang Nguyễn Thị Nguyên quê ở Thanh Hóa đã mua gỗ lim về dâng làng xây dựng, ngôi đình có thế trường tồn (Nay ngôi nhà cổ của ông Nguyễn Thạc Lượng cho dựng thử trước khi cho dựng Đình Bảng vẫn còn và được gìn giữ bảo tồn). Đình Bảng là nơi hội tụ văn hoá tín ngưỡng, nguyên trước Đình thờ 3 vị nhiên thần: Cao Sơn đại vương (Thần Đất), Thuỷ Bá đại vương (Thần Nước) và Bạch Lệ đại vương (Thần Trồng Trọt), đây là các vị thần được cư dân nông nghiệp tôn thờ, cầu mong mưa thuận gió hoà cho mùa màng tươi tốt. Hàng năm vào tháng 12 âm lịch nhân dân lại mở hội cầu khẩn cho một năm mùa màng bội thu. Cũng tại đình làng nhân dân cũng thờ Lục Tổ (6 vị có công lập lại làng vào thế kỷ XV. Sau này khi đền Lý Bát Đế bị thực dân pháp phá năm 1948, nhân dân đã tiếp nhận bài vị của tám vị vua triều Lý về thờ tại đình Đình Bảng. Đình Đình Bảng là hình ảnh độc đáo của kiến trúc dân tộc, giữ được hình ảnh toàn vẹn kiểu thức nhà sàn dân tộc được áp dụng cho kiến trúc đình làng. Nhìn lại lịch sử từ buổi đầu dựng nước, hình ảnh ngôi nhà sàn còn in giữ trên các trống đồng Đông Sơn - Một sáng tạo của cha ông ta trong lĩnh vực kiến trúc nhà ở. Không thể đem ngôi đình đồ sộ sau mấy mươi thế kỷ đem so sánh với những nhà sàn trên trống đồng Đông Sơn nhưng phải nhận thấy cả hai mẫu hình này có phong thái thống nhất, có sự kế thừa và phát triển truyền thống kiến trúc được xác lập từ buổi đầu dựng nước. Đình Bảng là một công trình kiến trúc quy mô, nguyên trước có cả tam quan, cửa giữa xây hai trụ gạch kiểu lồng đèn cao, hai bên có cửa cuốn tò vò giả mái, phía sau là khoảng sân rộng, hai bên là hai dãy tả vu và hữu vu. Cũng như mọi ngôi đình khác, công trình quan trọng nhất của Đình Đình Bảng về mặt kiến trúc nghệ thuật là toà Bái Đường (Đại Đình). Bái Đường của đình có hình chữ nhật, dài 20m, rộng 14m chia làm bảy gian, hai chái nằm trên nền cao bó đá xanh có hai bậc cấp. Vẻ đồ sộ của đình thể hiện qua phần mái toả rộng chiếm 2/3 chiều cao tổng thể và 6 hàng, khoảng 60 cột lim lớn nhỏ có đường kính từ 0,55- 0,65 mét được đặt trên các tảng đá xanh vuông vức. Khi bước vào lòng đình, quý khách được đón chào và bị cuốn hút bởi tất cả sự tinh hoa của nghệ thuật chạm khắc thế kỷ XVIII. Sự cuốn hút đầu tiên với mọi du khách là bức cửa Võng lớn ở cung giữa thuộc gian ngoài. Bức Võng phủ kín một diện rộng, kéo dài từ Thượng lương xuống Hạ xà và mở ngang hết một gian. Cửa Võng được chạm lộng kết hợp chạm nổi tinh xảo trên cả 7 lớp, 9 ô các đề tài tứ linh, tứ quí.... phía trên bức cửa Võng là bức trần gỗ che kín mái gian giữa với hình trang trí là một con chim Phượng xoè rộng cánh tới các vầng vân mây quanh đó. Hoa văn trang trí trên các cấu kiện kiến trúc khác rất đa dạng, chạm trổ tinh vi, chau chuốt, hài hoà. Kết cấu bộ khung đình khá vững chắc, gắn với nhau bằng các loại mộng theo lối chồng giường "Thượng tam, hạ tứ". Mỗi bức chạm khắc ở đình là một tác phẩm nổi tiếng độc nhất vô nhị. Càng chiêm ngưỡng, càng thêm bị cuốn hút: Bức "Bát mã quần phi" thể hiện sự sống động, thấy được sự phóng khoáng và nét thanh bình của mảnh đất này qua hình ảnh và tư thế của từng chú ngựa. Bức Lưỡng nghê phục chầu, con đực, con cái, mỗi con một vẻ. Những bức chạm rồng tuyệt xảo: Long vân đại hội, Ngũ long tranh châu, Lục long ngự thiên...từng bức, từng bức gợi tả bao điều. Suốt hơn 200 năm kể từ khi khởi dựng, cho đến nay đình Đình Bảng đã đi vào đời sống tình cảm và là niềm tự hào của người xứ Bắc cũng như nhân dân cả nước: "Thứ nhất là đình Đông Khang Thứ nhì Đình Báng, vẻ vang đình Diềm" Đình Đông Khang ngày nay không còn, cái mà hôm nay ta còn được chiêm ngưỡng lại là Đình làng Đình Bảng. Với vẻ đẹp về quy mô kiến trúc, nghệ thuật chạm khắc, nghệ thuật trang trí và cái quý giá hơn là đình Đình Bảng cho du khách một cái nhìn trọn vẹn của kiến trúc đình làng được xây dựng vào nửa đầu thế kỷ XVIII, trong khi các ngôi đình khác không còn giữ được dáng vẻ nguyên vẹn nữa.

Nguồn tham khảo: http://www.didulich.net

Ẩn bớt tin

4. CHÙA PHẬT TÍCH

CHÙA PHẬT TÍCH
CHÙA PHẬT TÍCH CHÙA PHẬT TÍCH CHÙA PHẬT TÍCH

Chùa Phật Tích (hay còn gọi là chùa Vạn Phúc) nằm cách Hà Nội 20km về phía Đông, có vị trí tọa lạc trên núi Lạn Kha thuộc địa phận xã Phật Tích, huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh. Đây là một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời với kiến trúc mang đậm dấu ấn thời Lý.

Xem thêm

Chùa Phật Tích thuộc xã Phật Tích, nơi diễn ra cuộc gặp gỡ giữa Phật giáo Ân Độ và tín ngưỡng dân gian Việt cổ. Trên cơ sở đó hình thành trung tâm Phật giáo đầu tiên của đất nước (trung tâm Dâu – Luy Lâu). Theo tài liệu cổ thì chùa Phật Tích được khởi dựng vào năm Thái Bình thứ tư (1057) với nhiều tòa ngang dãy dọc. Năm 1066, vua Lý Thánh Tông lại cho xây dựng một cây tháp cao. Sau khi tháp đổ mới lộ ra ở trong đó bức tượng Phật A-di-đà bằng đá xanh nguyên khối được dát ngoài bằng vàng. Để ghi nhận sự xuất hiện kỳ diệu của bức tượng này, làng đổi tên là Phật Tích và dời cả lên trên sườn núi.
Bức tượng Phật A di đà bằng đá xanh ngồi trên tòa sen cao 1,87 m, một tác phẩm điêu khắc đặc sắc của nền mỹ thuật nước nhà nói chung và nghệ thuật tạc tượng nói riêng. Đây là điểm nhấn độc đáo mà ai cũng nhớ đến khi nói về chùa Phật Tích. Hiện nay, chùa Phật Tích có 7 gian tiền đường để dùng vào việc đón tiếp khách, 5 gian bảo thờ Phật, đức A di đà cùng các vị tam thế, 8 gian nhà Tổ và 7 gian nhà thờ Mẫu. Chùa Phật Tích Bắc Ninh có kiến trúc của thời Lý, thể hiện qua ba bậc nền bạt vào sườn núi có kè bằng đá tảng dựng đứng như bức tường dài 58m, cao từ 3–5m, ở khoảng giữa tường là lối đi bằng đá rộng 5m có 80 bậc.
Chùa được kiến trúc theo kiểu Nội công ngoại quốc, bậc nền thứ nhất là sân chùa Phật Tích Bắc Ninh với vườn hoa mẫu đơn lưu truyền mối tình duyên trong truyền kỳ “Từ Thức gặp tiên”. Bên phải là miếu Tiên chúa thờ Trần Ngọc Am. Phía trước miếu có dựng một ngọn tháp Linh Quang xây năm Chính Hoà XX (1699). Bậc nền thứ hai chùa Phật Tích Bắc Ninh là nơi có các kiến trúc cổ ngày nay không còn được thấy. Khi đào xuống nền ngôi chùa này, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều di vật điêu khắc thời nhà Lý và nền móng của một ngôi tháp gạch hình vuông, mỗi cạnh dài 8,5 m. Nền thứ ba cao nhất, có Long Trì (Ao Rồng) là một cái ao hình chữ nhật, đã cạn nước. Ngoài ra, chùa Phật Tích còn nổi tiếng với một công trình hết sức hoành tráng và hùng vĩ đó là bức tượng Phật A di đà cao 27m nằm trên đỉnh núi. Đây là phiên bản được lấy nguyên mẫu từ tượng Phật A di đà trong chùa, được xây dựng nhân dịp kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Tượng được đánh giá là một trong những bức tượng đá lớn bậc nhất Đông Nam Á với nhiều đường nét chạm khắc rất công phu và tinh xảo.
Sau sân nền có 32 ngọn tháp xây bằng gạch và đá là nơi cất giữ xá lị của các nhà sư từng trụ trì ở đây, phần lớn được dựng vào thế kỷ 17. Ngọn tháp lớn nhất là Tháp Phổ Quang, cao 5,10 m gồm đế, khám thờ, hai tầng diềm và mái mui luyện với chóp tròn.

Nguồn tham khảo: https://www.vntrip.vn

Ẩn bớt tin

5. CHÙA DÂU

CHÙA DÂU

Chùa Dâu còn có tên gọi khác là Cổ Châu tự, Diên Ứng tự, Pháp Vân tự, Thiền Định tự, chùa Bà Dâu, thuộc thôn Khương Tự, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 09/12/2013).

Xem thêm

Theo thư tịch cổ, chùa được khởi dựng ở vùng Dâu (Luy Lâu) vào thế kỷ II đầu Công nguyên, thời kỳ Sĩ Nhiếp (nhà Hán) làm Thái thú quận Giao Châu. Đây được coi là trung tâm Phật giáo đầu tiên của nước ta, là dấu tích quan trọng gắn với quá trình hình thành và phát triển Phật giáo Việt Nam. Chùa tọa lạc trên một khu đất cao, rộng, bằng phẳng, cảnh quan đẹp, quay về hướng Tây, có bình đồ kiến trúc kiểu “nội Công ngoại Quốc”, gồm các hạng mục: tam quan, tiền thất (bái vọng đường), tháp Hoà Phong, Tam bảo, hậu đường, hai dãy hành lang và các công trình phụ trợ, như: nhà Mẫu và Tổ, nhà khách, vườn tháp, ao chùa, hệ thống tường bao. Tam quan gồm 3 gian, bộ khung gỗ gác trên 4 hàng chân cột, kết cấu vì nóc kiểu “con chồng, giá chiêng, cốn, bẩy”. Các cấu kiện đều được bào trơn đóng bén, mái lợp ngói, tường hồi bít đốc, mở thông thoáng cả 3 gian. Tiền thất (bái vọng đường) gồm 7 gian, 2 chái, với mái lợp ngói, đầu đao cong, bộ khung gỗ, các vì nóc đều được kết cấu theo dạng “tiền kẻ, hậu kẻ, câu đầu, trụ nóc”, tì lực trên 4 đầu cột. Hầu hết cấu kiện ở tòa này đều được bào trơn đóng bén, chỉ có những đầu kẻ ở gian giữa được chạm hoa lá cách điệu. Nội thất bày một số bộ bàn ghế để khách thập phương sắp lễ, trước khi vào lễ Phật. Hai dãy hành lang: song song với nhau, nối tiền thất và hậu đường. Mỗi dãy gồm 22 gian và được chia thành 2 phần: hành lang phía trước 12 gian và hành lang phía sau 10 gian, được ngăn cách bởi một bộ cửa ván bưng. Hành lang phía sau là nơi thờ 18 vị La Hán. Tháp Hoà Phong: được dựng ở giữa sân chùa. Theo thư tịch cổ, vào thời Trần, Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi cho trùng tu chùa Dâu, xây tháp cao 9 tầng, nhưng kiến trúc của tòa tháp hiện còn là của thời Lê Trung Hưng. Tháp được xây bằng gạch nung già, với 3 tầng, cao 15m. Tầng thứ nhất, mỗi cạnh rộng 6,75m, cao 4,5m, bốn mặt đều có cửa, xây cuốn vòm. Tầng thứ hai cao 4m, mỗi cạnh rộng 6,15m, có 4 cửa cuốn vòm. Trên cùng là vòm mái, được xây cuốn bằng gạch, dánh khum như long đình. Đỉnh tháp được tạo hình như một bình nước cam lộ. Trong lòng tháp, phía dưới có bệ thờ “Tứ trấn” (Tứ Thiên Vương), bằng gỗ phủ sơn, cao 1,60m. Phía trên treo khánh đồng, chuông đồng. Phía trước tam cấp cửa phía Tây có 2 tượng sóc đá, mang phong cách nghệ thuật thời Lê Trung Hưng. Bên trái có một tượng cừu đá (dấu ấn của văn hoá phương Bắc, phản ánh sự hiện diện của Thái thú Sĩ Nhiếp khi đóng trị sở ở thành Luy Lâu). Trên tháp Hoà Phong hiện còn một tấm biển bằng đá xanh gắn ở phía Tây (tầng hai) có đề 3 chữ “Hòa Phong tháp”. Tiền đường: được dựng trên nền thấp hơn thượng điện 0,60m, có chiều rộng 9,50m, chiều dài 21m, cao 0,37m, gồm 7 gian, 2 chái, hai hồi xây bít theo kiểu cột trụ cánh phong. Toà này có 8 bộ vì kèo kiểu “câu đầu, trụ, nóc, cốn, tiền kẻ, hậu bẩy”, kết cấu khung đỡ mái tì lực trên 32 đầu cột. Trên các đầu kẻ, bẩy, cốn đều được chạm nổi hoa văn dạng mây lá, tứ linh, tứ quý, triện dây. Trước nền nhà là tam cấp chạy suốt 5 gian giữa. Ở gian chính giữa có 2 thành bậc đá chạm rồng, dài 2,15m, cao 0,65m, mang phong cách nghệ thuật thời Trần. Tại tiền đường có các ban thờ Hộ Pháp, Đức Ông, Đức Thánh Hiền, Bát Bộ Kim Cương. Thiêu hương: còn được gọi là ống muống, nối liền thượng điện và tiền đường, có chiều dài 9,40m, rộng 5,55m, mặt nền thấp hơn thượng điện, gồm 3 gian. Hệ thống đỡ hoành mái gồm 4 bộ vì, mỗi vì đều được gác trên 4 đầu cột. Trong tòa này đặt các ban thờ Thập điện Diêm Vương, Mạc Đĩnh Chi và Thái tử Kỳ Đà. Thượng điện: được dựng trên nền cao 1,27m, có mặt bằng hình chữ nhật, dài 13,90m, rộng 10,65m, gồm 1 gian, 2 chái, với 4 bộ vì, 4 mái đao cong. Đặc biệt, tại tòa này còn bảo lưu được hai bộ vì nóc kiểu “giá chiêng”, với khoảng giữa gắn hình lá đề chạm nổi đôi rồng chầu mặt trời và hai trụ trốn bên chạm nổi hình phỗng. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, đây là những bộ phận kiến trúc/trang trí mang phong cách nghệ thuật thời Trần; cũng có nhà nghiên cứu lại cho rằng kiến trúc mang phong cách nghệ thuật thời Mạc, tương tự như ở chùa Thái Lạc và Bối Khê. Thượng điện có các ban thờ Đại Thánh Pháp Vân Phật (gọi tắt là Pháp Vân), tượng Bà Trắng, Bà Đỏ, Thạch Quang Phật, Quan Âm Thiên thủ Thiên nhãn... Hậu đường: gồm 9 gian, 2 dĩ, bộ khung gỗ, vì nóc được kết cấu theo kiểu “trụ, quá giang, kẻ”. Đây là nơi thờ Đức ông, Quan Âm, Thánh Hiền, Địa Tạng Vương, Hậu Phật. Trung tâm điện Phật có các tượng Tam Thế, Quan Âm chuẩn đề. Nhà Tổ: nằm sát bên trái hậu đường. Đây là tòa nhà 5 gian, tường hồi bít đốc, bộ khung gỗ, vì kèo kiểu “”con chồng, giá chiêng, kẻ truyền”. Tòa này thờ Tổ và thờ Mẫu. Nhà Khách: gồm 7 gian, tường xây bít đốc, bộ khung gỗ lim, vì nóc kiểu “con chồng, giá chiêng, quá giang, bẩy”. Vườn Tháp: hiện còn 8 tháp gạch của các sư từng tu tại chùa, có niên đại từ thời Lê đến thời Nguyễn. Chùa Dâu in đậm dấu ấn kiến trúc, điêu khắc của nhiều thời kỳ lịch sử, với hệ thống tượng pháp mang nghệ thuật đặc sắc của thời Lê - Nguyễn, đặc biệt là hệ thống tượng Tứ Pháp. Đây là một minh chứng sống động của sự dung hội giữa Phật giáo Ấn Độ khi du nhập vào nước ta với tín ngưỡng bản địa của người Việt, đã tạo nên một trung tâm tín ngưỡng, tôn giáo mang bản sắc dân tộc./.

Nguồn tham khảo: http://dsvh.gov.vn

Ẩn bớt tin

6. CHÙA BÚT THÁP

CHÙA BÚT THÁP
CHÙA BÚT THÁP CHÙA BÚT THÁP CHÙA BÚT THÁP

Chùa Bút Tháp - một ngôi chùa cổ nổi tiếng vùng Kinh Bắc với vẻ đẹp cổ kính, hài hòa và pho tượng Quan Âm nghìn tay, nghìn mắt đã được công nhận là Bảo vật Quốc gia.

Xem thêm

Chùa Bút Tháp nằm ven dòng sông Đuống, thuộc địa phận xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Chùa có tên chữ là Ninh Phúc tự được xây dựng vào thế kỷ thứ 17 thời Hậu Lê. Chùa Bút Tháp là một trong số ít những ngôi chùa ở Việt Nam còn giữ được khá nguyên vẹn lối kiến trúc sơ khai, đây cũng là địa chỉ hành hương mà các Phật tử từ khắp các tỉnh/thành trên cả nước tìm về mỗi dịp lễ hội đầu năm. Từ trung tâm Hà Nội đến chùa Bút Tháp khoảng 40 km, đường đi rất đẹp vì thuận lợi. Có lẽ cũng bởi yếu tố thuận lợi đó mà ngày càng có nhiều khách thăm quan tìm về vãn cảnh chùa, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Hiện nay, tại chùa đang lưu giữa một pho tượng được coi là Bảo vật quốc gia - pho tượng Quan âm Nghìn mắt, nghìn tay ( Thiên thủ, thiên nhãn). Bảo vật quốc gia có chiều cao 3,7m, ngang 2,1m, có 11 đầu, 46 tay lớn và 954 tay nhỏ, dài ngắn khác nhau. Tượng được đặt trên tòa sen rồng đội, với dáng hành đạo, thư thái, pho tượng này cũng được coi là kiệt tác của điêu khắc Phật giáo Việt Nam. Mặc dù đang là nơi lưu giữ một báu vật vô giá, có một không hai nhưng không phải đến khi bức tượng này được công nhận là Bảo vật Quốc gia năm 2012, chùa Bút Tháp mới nổi tiếng và trở thành điểm thăm quan tâm linh hấp dẫn. Ngôi chùa cổ vùng Kinh Bắc này đã được biết đến từ rất lâu bởi vẻ đẹp cổ kính, và kiến trúc chuẩn mực cùng với vô số tác phẩm nghệ thuật mà chùa đang lưu giữ. Sẽ không quá chút nào khi nói rằng, chùa Bút Tháp có kiến trúc chẩn mực theo kiểu “Nội công ngoại quốc”, có nghĩa là có hai hành lang dài nối liền nhà tiền đường ở phía trước với nhà hậu đường ở phía sau làm thành một khung hình chữ nhật bao quanh lấy nhà thiêu hương, nhà thượng điện hay các công trình kiến trúc khác ở giữa. Toàn bộ kiến trúc chính của chùa Bút Tháp quay theo hướng Nam mà theo đạo Phật đây là hướng của trí tuệ. Các công trình kiến trúc của chùa được thiết kế bố trí rất cân xứng, chặt chẽ ở khu vực trung tâm nhưng lại vô cùng tự nhiên ở xung quanh. Khu trung tâm bao gồm 8 nếp nhà đều nằm ngang, chạy song hành được bố trí trên một trục dọc kiểu mô hình đường thần đạo. Ngoài cùng là Tam Quan, tiếp đó là gác chuông hai tầng tám mái, kế đó là tòa Tiền Đường, Thiêu Hương, nhà Thượng Điện, Cầu Đá, toà Tích Thiện Am, Trung Đường, Phủ Thờ, nhà Hậu Đường và kết thúc là hàng tháp đá sau nhà Hậu Đường, trong đó có tháp đá Tôn Đức 5 tầng, cao 11m là nơi đặt xá lị thiền sư Minh Hạnh, vị tổ thứ hai của chùa. Bên trái chùa có nhà thờ tổ Chiết Tuyết và ngôi tháp đá Báo Nghiêm tám mặt, 5 tầng cao 13m là nơi táng xá lị của thiền sư Chiết Tuyết. Hai bên dọc theo toà Tiền đường là hai nhà bia và hai dãy hành lang chạy suốt chiều dài của chùa. Nối giữa Thượng Điện và Tích Thiện Am là chiếc cầu đá cong bắc ngang hồ sen. Cầu dài 4m gồm 3 nhịp uốn cong vồng. Mặt cầu lát đá xanh, hai bên cầu có 12 bức phù điêu đá chạm chim muông, hoa lá công phu, tinh xảo. Qua chiếc cầu đá nhỏ xinh với kiến trúc độc đáo là Tích Thiện Am. Tên gọi Tích Thiện Am có hàm ý là nơi chứa điều tốt lành. Tích Thiện Am được xây dựng năm Tân Dậu (1681) đến năm Tân Mùi (1691). Trong Tích Thiện Am, có tòa cửu phẩm liên hoa - tháp bằng gỗ, 9 tầng, 8 mặt, 9 đài sen tượng trưng cho 9 cấp tu hành chính quả của Phật giáo. Không chỉ có vậy Tích Thiện Am còn có 26 bức tranh được chạm khắc đá xanh bạc theo nhiều chủ đề khác nhau từ trời mây, hoa lá đến chim muông, muôn thú. Đây được xem như là biểu tượng của Tứ linh, Tứ quý, đồng thời hàm chứa ý nghĩa Phật đạo sâu sắc. Nói đến kiến trúc độc đáo của chùa mà không nhắc đến tháp Báo Nghiêm sẽ là thiếu xót. Tháp Báo Nghiêm giống như cây bút khổng lồ, vươn thẳng tới trời cao thanh vắng. Tháp cao 13,05m, 5 tầng với một phần đỉnh xây bằng đá xanh, 5 góc của 5 tầng có 5 quả chuông nhỏ, xung quanh tháp được trang trí hoa văn sinh động. Lòng tháp có một khoang tròn đường kính 2,29m. Tầng dưới cùng của tháp này có 13 bức chạm đá, chủ yếu là hình các con thú được chạm khắc rất tinh xảo. Không chỉ các công trình kiến trúc mà cảnh quan sân vườn của chùa cũng được thiết kế rất hài hòa tạo nên một quần thể kiến trúc đẹp, ấn tượng. Chùa có nhiều cây cổ thụ với tán lá rộng, dày tỏa bóng mát khắp sân chùa mang lại không khí vô cùng dễ chịu kể cả giữa lúc trời đang nắng gắt. Đã hàng trăm năm trôi qua, dù một số công trình đã xuống cấp và phải tu bổ song chùa Bút Tháp ngày nay vẫn giữ được dáng vẻ cổ kính, thanh tịnh như thửa mới được xây dựng. Đến thăm quan, vãn cảnh chùa Bút Tháp, du khách sẽ cảm thấy tâm hồn tĩnh lại, cảm thấy sự bình yên thanh thản, thêm vào đó sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng Bảo vật Quốc gia của Việt Nam.

Nguồn tham khảo: https://vietnamtourism.gov.vn

Ẩn bớt tin

7. ĐỀN BÀ CHÚA KHO

ĐỀN BÀ CHÚA KHO
ĐỀN BÀ CHÚA KHO ĐỀN BÀ CHÚA KHO ĐỀN BÀ CHÚA KHO

Đền Bà Chúa Kho nằm trên lưng chừng ngọn núi Kho, thuộc địa phận khu Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành Phố Bắc Ninh. Đền thờ Bà Chúa Kho - thời bấy giờ còn gọi là công chúa Thanh Bình. Nơi đây thu hút hàng ngàn người đến lễ bái nhân dịp đầu năm mới, đặc biệt là giới kinh doanh.

Xem thêm

Theo truyền thuyết, từ thời Hùng Vương, giặc phương Bắc kéo quân sang xâm lược nước ta. Thế giặc rất hùng mạnh, lại có nội ứng là tù trưởng Cao Bằng tên Lục Đinh. Từ núi Nghĩa Lĩnh, gần ngã ba sông Việt Trì nhà vua xuất quân đem toàn Bản bộ đến trang Tiên Lát. Nơi đây có địa hình thuận lợi cho cả phòng giặc và đánh giặc. Các Bản bộ đóng trại tại vùng này còn lưu tên địa danh như: Bộ Tre, Bộ Trạ, Bộ Ngạnh, Bộ Nứa, Bộ Trắng, Bộ Hồng... Sáu bộ, thời bấy giờ gọi là Lục bộ, mỗi bộ trông coi một việc. Nhà vua trao cho con gái Thanh Bình công việc thủ kho, trông giữ lương thực và binh sách tại Trại Cung. Công chúa vô cùng tháo vát, cung ứng kịp thời cho lục bộ, ba quân và cho Thạch Tướng quân. Nhờ đó, phiến quân đã đánh thắng quân giặc, đem lại hoà bình cho đất nước. Làm tròn nhiệm vụ, Thạch Tướng quân đã hoá trên núi Phượng Hoàng. Công chúa Thanh Bình được nhân dân ca tụng nhờ đức tính giản dị, trung thực, công tâm. Đến khi công chúa hoá, nhà vua cho lập đền thờ, gọi là đền Bà Chúa Kho. Núi Trầm, Chùa Trầm là một điểm quan trọng trong du lịch Hà Nội, một địa chỉ văn hóa - lịch sử thu hút ngày càng nhiều du khách gần xa.
Đền thờ Bà Chúa Kho được xây dựng từ lâu và đã được tôn tạo qua nhiều giai đoạn. Khảo sát hiện trạng di tích cho thấy nhiều tại đền còn lưu lại dấu ấn văn hoá nhiều thời kỳ. Xung quanh ngôi đền còn rải rác các mảnh vỡ, đầu ngói mũi hài, gạch ngói cũ của thời Lê (thế kỷ XVII-XVIII). Ông Nguyễn Thế Đoàn, người trông coi đền cho hay: “Vào giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp, đền Bà Chúa Kho bị thiệt hại nặng nề. Đến những năm 1978 - 1980, nhân dân địa phương mới chung tay tu sửa lại ngôi đền để duy trì tục thờ Bà Chúa Kho theo truyền thống ở địa phương”.
Đền hiện nay sở hữu lối kiến trúc kiểu chữ nhị gồm toà Tiền tế 3 gian và Hậu cung 3 gian. Trên mái đền, bạn sẽ thấy bức đại tự với dòng chữ Hán đắp nổi: “Chúa Kho từ”, có nghĩa là “đền Bà Chúa Kho”. Hai trụ phía trước có câu đối viết bằng chữ Hán, ca ngợi công lao của công chúa Thanh Bình: “Càn long tốn thuỷ lưu thắng cảnh/ Liệt nữ cao sơn hiển linh từ” (có nghĩa là: Phía Tây Bắc có mạch nguồn, phía Đông Nam có dòng nước chảy là nơi cảnh đẹp. Người nữ oanh liệt được tôn thờ ở ngôi đền linh thiêng trên đỉnh ngọn núi cao).

Nguồn tham khảo: https://mytour.vn

Ẩn bớt tin

8. LÀNG TRANH ĐÔNG HỒ

LÀNG TRANH ĐÔNG HỒ
LÀNG TRANH ĐÔNG HỒ LÀNG TRANH ĐÔNG HỒ LÀNG TRANH ĐÔNG HỒ

Làng tranh Đông Hồ là cái nôi của dòng tranh khắc gỗ dân gian. Những bức tranh dân gian tại đây đã đi vào đời sống của người dân, qua nhiều thế hệ khác nhau, già có, trẻ có, đều yêu thích và đam mê dòng tranh nghệ thuật này.

Xem thêm

Làng tranh Đông Hồ có vẻn vẹn hơn 220 hộ dân, họ đều sinh sống và gắn liền với nghề làm tranh và hàng mã. Những bức tranh cổ xưa vẫn còn được lưu giữ và bảo tồn tại làng nghề truyền thống này. Người dân ở đây, được truyền nghề, và họ gắn liền với nó hơn là gắn liền cuộc sống của mình với nông nghiệp lúa nước. Người ta thương khắc họa hình ảnh làng tranh Đông Hồ với hình ảnh một làng quê giản dị, thanh bình bên dòng sông Đuống. Còn tranh được sản xuất ở đây, đầu tiên là những bức tranh thủ công, với tài nghệ khéo léo của các nghệ nhân, những bức tranh ấy có giá trị thẩm mỹ đầy tinh tế. Tranh Đông Hồ có hơn 180 loại và được phân làm 5 loại chính gồm tranh thờ, tranh lịch sử, tranh chúc tụng, tranh sinh hoạt và truyện tranh. Mỗi bức tranh được tạo ra là sự miệt mài, tỉ mỉ, nhẫn nại và khéo léo của các nghệ nhân trong một khoảng thời gian nhất định.
Do công nghệ phát triển, nên tranh Đông Hồ ít được tiêu thụ hơn trước. Nhưng trải qua thời gian dài của lịch sử, tại làng tranh Đông Hồ này vẫn còn những truyền nhân đang cố gắng lưu giữ và bảo tồn nghề làm tranh truyền thống của đất nước là gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế và gia đình nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam. Tới làng tranh Đông Hồ chắc chắn du khách sẽ có những trải nghiệm thú vị và độc đáo. Đặc biệt nếu du khách ghé thăm vào hội làng hay ngày rằm tháng 3 hằng năm, chắc chắn còn nhiều hoạt động thú vị hơn nữa. Làng tranh Đông Hồ, điểm đến tuyệt vời.

Nguồn tham khảo: https://dulichdongque.com

Ẩn bớt tin

9. LÀNG GỐM PHÙ LÃNG

LÀNG GỐM PHÙ LÃNG
LÀNG GỐM PHÙ LÃNG LÀNG GỐM PHÙ LÃNG LÀNG GỐM PHÙ LÃNG LÀNG GỐM PHÙ LÃNG

Bắc Ninh không chỉ nổi tiếng với những tấm áo tứ thân gắn với hình ảnh liền anh liền chị trong những làn điệu quan họ tha thiết, ngọt ngào. Về vùng đất Kinh Bắc, du khách còn được khám phá và chiêm ngưỡng những sản phẩm gốm đẹp và độc đáo tại làng gốm Phù Lãng.

Xem thêm

Làng gốm Phù Lãng là một trong những làng gốm truyền thống nổi tiếng trong cả nước. Làng gốm thuộc xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 60 km. Để đến thăm làng gốm bạn có thể chọn những phương tiện khác nhau cho chuyến hành trình của mình. Từ Hà Nội có thể đi xe máy theo quốc lộ 5 rồi rẽ lên đường 1A mới. Tới bùng binh cầu vượt ở Bắc Ninh thì rẽ phải theo đường đi Phả Lại, tiếp đó bạn đi xuống một con đường làng nhỏ qua chợ Châu Cầu chừng 5 - 10 phút là tới. Ngoài ra, du khách còn có thể đi xe bus số 54 từ Long Biên về thành phố Bắc Ninh rồi tiếp tục bắt xe Bắc Ninh - Sao Đỏ sẽ về qua làng gốm Phù Lãng.
Theo sử sách ghi lại, ông tổ nghề của làng gốm Phù Lãng là Lưu Phong Tú. Vào cuối thời Lý, ông được triều đình cử sang Trung Quốc. Ông học được nghề làm gốm và về truyền dạy cho người trong nước. Đầu tiên, nghề này được truyền cho dân cư đôi bờ sông Lục Đầu, sau đó chuyển về vùng Vạn Kiếp (Hải Dương). Vào khoảng đầu thế kỷ 13( thời nhà Trần) nghề được truyền đến đất Phù Lãng Trung. Hiện nay, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, vẫn còn lưu giữ và trưng bày một số sản phẩm gốm Phù Lãng có niên đại khoảng thế kỷ 17 - 19. Đó là sản phẩm gốm men nâu và những sắc độ của nó như men da lươn, vàng nhạt, vàng nâu...
Làng gốm Phù Lãng ra đời cách đây hơn 700 năm, nổi tiếng với các sản phẩm đồ gia dụng như vại, ấm, nồi, chum, chậu hoa, đôn cảnh, ... Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, nhờ bắt nhịp được với thị hiếu của thị trường, người làng Phù Lãng đã tìm ra hướng đi mới cho sự phát triển của làng nghề. Đó chính là việc phát triển dòng sản phẩm gốm mỹ nghệ. Gốm Phù Lãng tập trung vào ba loại hình:
- Gốm dùng trong tín ngưỡng như: lư hương, đài thờ, đỉnh...
- Gốm gia dụng: lọ, bình, chum, vại, ống điếu...
- Gốm trang trí: bình, ấm hình thú, chậu hoa...
Nguyên liệu để tạo ra các sản phẩm của làng gốm Phù Lãng là đất sét có màu hồng nhạt, trải qua nhiều công đoạn, đất sét được luyện dẻo mịn rồi tạo hình trên bàn xoay bằng tay của người thợ thủ công. Cũng như nhiều làng gốm truyền thống khác như Bát Tràng (Gia Lâm), Thổ Hà (Việt Yên) phương pháp tạo hình sản phẩm (có tiết diện tròn) là chuốt. Tất cả các sản phẩm được đưa lên bàn xoay tay, hoạt động xung quanh bàn xoay có 3 người, trong đó có một người chuyên ngồi chuốt, một người vần bàn xoay, và một người chạy ngoài. Đối với sản phẩm có kích thước nhỏ, cần có 2 người tạo sản phẩm: một người chuốt và một người vần bàn.
Sản phẩm sau khi đã tạo hình xong, để cho se dần, đến khi sờ tay không thấy dính, lúc ấy người thợ tiến hành thúng, đấm, thúc bên trong của sản phẩm cho thành hình đồ vật, để cho ráo. Lúc này nếu thấy trên sản phẩm có vết rạn nứt thì sẽ vá lại bằng đất mịn và nát. Bước cuối cùng để hoàn thành sản phẩm là ve, nạo. Sau đó, sản phẩm được tráng một lớp men lên. Chất liệu làm men tráng gồm có: tro cây rừng, vôi sống, vôi ống nghiền nát, bùn phù sa trắng. Bốn nguyên liệu này, sau khi sơ chế trộn đều với nhau theo một tỷ lệ nhất định, rồi chế thành một chất lỏng. Khi sản phẩm còn ẩm, người thợ dùng chổi lông quét men lên bên ngoài sản phẩm một lớp mỏng thích hợp rồi đem phơi. Sau khi quét men và phơi khô, những sản phẩm đều có màu trắng đục.
Sau khi đã được tráng men và phơi khô, gốm được xếp thành từng chồng để đưa vào lò nung. Xếp sản phẩm trong lò nung phải tuân theo nguyên tắc tiết kiệm tối đa không gian của lòng lò. Muốn vậy người thợ thủ công phải xếp chậu nhỏ trong chậu to, hàng bé nằm trong hàng lớn… Cứ như thế, sản phẩm được xếp tận nóc lò. Cách xếp hàng này có tác dụng là tất cả các khoảng trống trong lò đều có sản phẩm. Thời gian đun lò kéo dài 12 giờ.
Những sản phẩm gốm của làng Phù Lãng không chỉ đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của địa phương mà còn góp phần tạo nên nét văn hóa đặc sắc của vùng đất Kinh Bắc.
Khác với những làng gốm khác, sản phẩm gốm Phù Lãng được phủ một lớp men có hoa văn màu da lươn trông vừa thanh nhã vừa bền đẹp. Thêm nữa, nét đặc trưng nổi bật của gốm Phù Lãng là sử dụng phương pháp đắp nổi theo hình thức chạm kép, màu men tự nhiên, bền và lạ; dáng của gốm mộc mạc nhưng chứa đựng vẻ đẹp nguyên sơ của đất với lửa, và rất đậm nét của điêu khắc tạo hình.
Với lòng yêu nghề, sức sáng tạo, trên chất cốt truyền thống, họ đã vẽ lên một diện mạo hoàn toàn mới cho sản phẩm truyền thống bằng cách thay đổi kiểu dáng và thêm vào họa tiết, hoa văn trang trí trên sản phẩm. Có rất nhiều sản phẩm đáp ứng được nhu cầu khác nhau của người sử dụng như: đèn, bình hoa, đôn, phù điêu, … Đặc biệt, những chiếc lọ trang trí có sự kết hợp giữa gốm và gỗ đang rất thịnh hành.
Một sản phẩm bạn không thể bỏ qua khi đến với làng gốm Phù Lãng, đó chính là dòng tranh gốm. Nhờ sự khéo tay, tinh tế và tỉ mỉ của người thợ gốm đã tạo nên những bức tranh vô cùng sống động. Để tạo nên một bức tranh gốm cần trải qua nhiều công đoạn từ dàn đất, tạo hình, cắt tranh, phơi tranh, nung, ghép tranh… Riêng với tranh gốm thì phải nung bằng lò ga cho bức tranh đất “chín” đều, không bị cong, vênh, tránh bụi, bẩn hay cháy đen.
Thật đáng tiếc khi bạn ghé thăm làng gốm Phù Lãng mà không mua cho mình những bức tranh gốm để trang trí cho không gian gia đình mình cũng như làm quà tặng cho bạn bè, người thân. Hiện nay, các sản phẩm của làng gốm Phù Lãng không chỉ xuất hiện ở các thị trường trong nước mà còn được xuất khẩu đi các nước khác như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc… với các sản phẩm phong phú đa dạng.

Nguồn tham khảo: https://luhanhvietnam.com.vn

Ẩn bớt tin

KHUNG ẢNH YÊU THÍCH